Mẹo làm sạch nhựa mít dính trên tay, dao và quần áo siêu đơn giản

Mít là loại trái cây bổ dưỡng, thơm ngon nhưng lại có rất nhiều nhựa. Nhựa mít bám dính rất bền, khó làm sạch, gây nhiều khó chịu nếu dính phải. Dưới đây là những mẹo đơn giản giúp làm sạch nhựa mít dính trên tay, dao và quần áo.

Cách làm sạch nhựa mít dính trên tay

Dùng gạo: Dùng gạo để làm sạch nhựa mít được xem là cách phổ biến nhất, bởi vừa đơn giản, dễ thực hiện mà lại đạt được hiệu quả tuyệt vời. Trước và sau khi sơ chế mít, bạn hãy xoa tay vào gạo trong vài phút, phần cám gạo sẽ bám vào lòng bàn tay giúp bạn giảm thiểu hoặc loại bỏ được nhựa mít một cách dễ dàng.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Dùng dầu ăn: Một cách cực kỳ đơn giản khác có thể xử lý vết nhựa mít “cứng đầu” bám dính trên tay chính là dùng dầu ăn. Trước khi sơ chế mít, bạn hãy thoa một ít dầu ăn vào lòng bàn tay, điều này sẽ khiến nhựa mít ít dính vào tay hơn. Sau khi sơ chế, nếu vẫn có nhựa dính trên tay, bạn lại tiếp tục dùng dầu ăn để loại bỏ nhựa.

Dùng chanh: Những vết nhựa mít cũng sẽ được chanh giải quyết cực kỳ nhanh chóng. Bạn chỉ việc dùng dao cắt chanh làm đôi, sau đó chà xát vào lòng bàn tay, cách làm đơn giản này sẽ khiến nhựa mít dính trên tay bong ra ngay lập tức.

Dùng bã lạc sống: Để thực hiện phương pháp này, bạn cần nhai nhỏ hoặc đập dập một vài hạt lạc sống rồi chà xát lên tay. Chỉ sau vài phút, các vết nhựa mít sẽ bong ra nhanh chóng, bạn chỉ cần rửa tay lại là được.

Cách làm sạch nhựa mít dính trên dao

Dùng dầu ăn: Đây là cách đơn giản và thông dụng nhất để làm sạch nhựa mít dính trên dao. Sau khi sơ chế mít, bạn hãy lấy một ít dầu ăn thoa đều lên bề mặt dao. Sau đó, dùng miếng sắt cọ nồi tiến hành chà xát khoảng vài phút cho đến khi sờ tay vào không còn cảm giác dính tay nữa. Sau đó, bạn đem dao đi rửa sạch lại là được.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Cho dao vào ngăn đông tủ lạnh: Bạn cũng có thể đặt dao vào ngăn đông của tủ lạnh khoảng 1 - 2 tiếng, đến khi thấy phần nhựa mít dính trên bề mặt dao đã đông lại, dùng tay bóc nhẹ lớp nhựa đi rồi đem rửa sạch lại. Tuy nhiên, với cách làm này, bạn sẽ mất khá nhiều thời gian hơn so với việc sử dụng dầu ăn.

Cách làm sạch nhựa mít dính trên quần áo

Dùng nước cốt chanh: Không cần quá cầu kỳ, bạn chỉ cần cắt đôi quả chanh, lấy nước cốt chanh thấm lên vết nhựa mít, tiếp tục lấy lại vỏ chanh nhúng vào muối rồi chà xát lên vết bẩn vài phút. Sau đó, bạn ngâm quần áo vào nước lạnh có pha vài giọt dung dịch amoniac (loại dung dịch kiềm chuyên dùng để tẩy các vết bẩn của quần áo) khoảng 5 phút, rồi lấy bàn chải chà mạnh vào vết nhựa mít. Bạn có thể cứ thực hiện như vậy cho đến khi phần nhựa mít được loại bỏ hoàn toàn.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Dùng giấm: Đơn giản hơn nước cốt chanh, sử dụng giấm có thể giúp loại bỏ vết nhựa mít dính trên quần áo một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bạn chỉ cần ngâm quần áo vào nước lạnh, đồng thời cho giấm vào chỗ bị dính nhựa mít, ngâm trong vòng 10 - 15 phút. Sau đó, bạn dùng tay vò nhẹ nhàng hoặc lấy bàn chải chà sạch vết nhựa mít đi. Cuối cùng, khi vết nhựa mít đã không còn, bạn hãy đem quần áo giặt lại với xà phòng.

Theo Đời sống
Hôn trẻ liệu có nguy hiểm?

Hôn trẻ liệu có nguy hiểm?

Hôn là hành động thể hiện tình cảm giúp gắn kết giữa người này với người khác. Tuy nhiên, nụ hôn đôi khi lại là tác nhân gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Số ca mắc sởi năm 2024 tăng 130 lần

Số ca mắc sởi năm 2024 tăng 130 lần

Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Lương Tâm cho biết, số ca sốt phát ban nghi sởi là 38.364 (tăng hơn 94 lần so với năm 2023); số ca dương tính với sởi là 6.725 ca (tăng hơn 130 lần so với năm 2023).
Vì sao bạn hay đau họng sau khi ngủ dậy?

Vì sao bạn hay đau họng sau khi ngủ dậy?

Đau họng, rát họng, khó nuốt vào buổi sáng là chứng bệnh phổ biến đặc biệt hay gặp vào mùa mưa hoặc khi thay đổi thời tiết. Nhiều nguyên nhân gây đau họng vào buổi sáng sẽ khiến bạn không thể ngờ tới.
Nhiều trẻ nhiễm xoắn khuẩn Leptospira do chuột cắn

Nhiều trẻ nhiễm xoắn khuẩn từ chuột

Trong 1 tháng, khoa Nhi - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận hai bệnh nhi nhiễm khuẩn nặng do Leptospira cho thấy sự nguy hiểm và những dấu hiệu cần cảnh giác với bệnh nhiễm Leptospira ở trẻ em.
back to top