4 sai lầm khi rửa rau dễ gây hại cho sức khỏe

Ngâm rau trong nước quá lâu, rửa rau sau khi cắt,... là những sai lầm nhiều người thường mắc phải khiến rau không đảm bảo an toàn, mất giá trị dinh dưỡng, thậm chí dễ khiến độc tố ngấm sâu vào rau củ, gây nguy hại cho sức khỏe.

Ngâm rau trong nước quá lâu

Cách làm này không chỉ không có tác dụng với rau ngậm hóa chất mà còn làm mất rất nhiều dinh dưỡng trong rau. Hơn nữa, việc ngâm rau lâu trong nước có thể khiến các loại chất bảo quản thực vật thẩm thấu ngược lại vào rau gây ra nguy hiểm.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Rửa rau sau khi cắt

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nên rửa rau xong rồi mới được cắt. Nếu cắt rau xong mới rửa sẽ làm mất một lượng vitamin thường tồn tại ở dạng nước. Rau sau khi cắt, lại bị ngâm vào nước sẽ bị tổn thất từ 14-23% giá trị dinh dưỡng, nếu ngâm trong một đêm lượng vitamin C gần như bị thất thoát hoàn toàn. Hàm lượng các chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B hoặc khoáng chất, protein tan trong nước cũng ảnh hưởng không nhỏ.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Ngâm rau trong nước muối, nước vo gạo

Lâu nay, nhiều người vẫn có thói quen ngâm rau, củ quả bằng nước muối trước khi chế biến để khử độc, đảm bảo an toàn cho thực phẩm. Nước muối thực sự có thể khiến trứng, côn trùng,... trong rau rơi xuống, nhưng nồng độ muối quá cao có thể phá hủy tế bào biểu bì thực vật, cho phép các chất ô nhiễm xâm nhập vào rau.

Bên cạnh nước muối, nước vo gạo cũng được khá nhiều người tin tưởng sử dụng để làm sạch rau. Tuy nhiên, trên thực tế, nước vo gạo chỉ có thể hòa tan hoặc làm sạch một phần nào đó đối với các loại rau quả tồn đọng một hàm lượng nhỏ chất bảo vệ thực vật mà không gây độc cấp tính. Còn đối với những hóa chất đã ngấm sâu vào bên trong rau quả thì việc ngâm với nước vo gạo sẽ hoàn toàn không có tác dụng. Hơn nữa, nước vo gạo là nước cặn sau khi làm sạch gạo, có thể còn tồn tại các thành phần gây hại khác cho sức khỏe và gây ô nhiễm thứ cấp.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Rửa rau bằng dung dịch rửa rau quả

Nhiều người rất tin tưởng vào dung dịch rửa rau quả vì cho rằng chúng có thể loại bỏ hoàn toàn dư lượng thuốc trừ sâu và bụi bẩn trên bề mặt rau. Tuy nhiên, khó có thể có bất kỳ loại dung dịch tẩy rửa nào đảm bảo rửa sạch rau một cách tuyệt đối. Nước rửa rau quả không hiệu quả trong việc làm sạch toàn bộ các chất độc hại vì thành phần chính của các loại dung dịch này thường là nước khử ion, acid citric, sodium, hương liệu hóa chất...

Không những vậy, khi chúng ta sử các loại nước rửa hoa quả có chứa hương liệu hóa chất, thì vô hình chung, chúng ta đã dung nạp vào cơ thể 2 loại hóa chất: một loại hóa chất từ nước rửa hoa quả, một loại hóa chất từ các hóa chất bảo vệ thực vật.

Cách rửa rau sạch, đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Rửa rau dưới vòi nước chảy: Các chuyên gia khuyến nghị rửa rau đúng cách bằng cách rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước đang chảy. Sử dụng vòi nước máy, dùng nước lạnh tốt hơn. Với các hoa quả hay rau củ mềm thì chỉ nên chà xát nhẹ nửa phút đến một phút, tránh mạnh tay kẻo rau củ bị nát. Có thể dùng các loại bàn chải phù hợp để cọ những sản phẩm khó cọ.

Gọt vỏ: Rửa có thể loại bỏ thuốc trừ sâu ở bề mặt, nhưng không có tác dụng đối với một số loại rau củ có phần thấm. Phần thấm chủ yếu được phân bố ở lớp biểu bì. Ví dụ như cà rốt, khoai tây, mướp, bầu bí… tốt nhất nên gọt vỏ trước khi chế biến.

Chần nước nóng: Một số loại rau chịu nhiệt cao như súp lơ, đỗ, rau cần… sau khi rửa sạch có thể chần qua bằng nước nóng 2 phút để làm giảm lượng thuốc trừ sâu, sau đó mới nấu ở nhiệt độ cao, như vậy có thể tẩy trừ được 90% lượng thuốc trừ sâu.

Theo Đời sống
Hôn trẻ liệu có nguy hiểm?

Hôn trẻ liệu có nguy hiểm?

Hôn là hành động thể hiện tình cảm giúp gắn kết giữa người này với người khác. Tuy nhiên, nụ hôn đôi khi lại là tác nhân gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Số ca mắc sởi năm 2024 tăng 130 lần

Số ca mắc sởi năm 2024 tăng 130 lần

Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Lương Tâm cho biết, số ca sốt phát ban nghi sởi là 38.364 (tăng hơn 94 lần so với năm 2023); số ca dương tính với sởi là 6.725 ca (tăng hơn 130 lần so với năm 2023).
Vì sao bạn hay đau họng sau khi ngủ dậy?

Vì sao bạn hay đau họng sau khi ngủ dậy?

Đau họng, rát họng, khó nuốt vào buổi sáng là chứng bệnh phổ biến đặc biệt hay gặp vào mùa mưa hoặc khi thay đổi thời tiết. Nhiều nguyên nhân gây đau họng vào buổi sáng sẽ khiến bạn không thể ngờ tới.
Nhiều trẻ nhiễm xoắn khuẩn Leptospira do chuột cắn

Nhiều trẻ nhiễm xoắn khuẩn từ chuột

Trong 1 tháng, khoa Nhi - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận hai bệnh nhi nhiễm khuẩn nặng do Leptospira cho thấy sự nguy hiểm và những dấu hiệu cần cảnh giác với bệnh nhiễm Leptospira ở trẻ em.
back to top