Mạch môn tiêu khát

(khoahocdoisong.vn) - Mạch môn tên khoa học là Ophiopogon japonicus, thuộc họ hoàng tinh. Mạch môn cây thảo sống dai nhờ thân rễ ngắn, bộ phận thường dùng là rễ (củ), được gọi là mạch đông.

Mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi lạnh vào kinh tâm phế, tỳ vị có tác dụng dưỡng âm, nhuận phế thanh hoả, trừ phiền nhiệt, chỉ khái huyết. Có tác dụng bổ phổi, trị ho, ho lao, về chiều nóng âm ỉ, sốt cao, tâm phiền khát nước, lợi tiêu hoá, trị táo bón, lợi sữa cho đàn bà đẻ nuôi con.

Cây dùng làm thuốc cầm máu, chữa thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cam. Ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với rẻ quạt, lá hẹ, hoa đu đủ đực, húng chanh để trị ho.

Trị tiêu khát (thể trung tiêu vị nhiệt): Cát căn 40g, chích thảo 40g, mạch môn 80g, ngũ vị tử 40g, phục thần 40g, sa sâm 40g, sinh địa 40g, thiên hoa phấn 40g, tri mẫu 40g, trúc diệp 20g. Sắc uống.

Trị hư lao, âm hư, hỏa vượng, ho lâu ngày: Bạch thược 4g, đương quy 4g, hoàng bá 4g, mạch môn 4g, ngũ vị tử 15 hột, sinh địa 4g, tang bạch bì 3,2g, tri mẫu 4g, xuyên khung 4g. Thêm gừng 1 lát, táo 1 trái. Sắc uống.

Trị lao phổi, viêm phế quản mạn tính, họng viêm mạn (có hội chứng phế kèm ho kéo dài, ho khan): Mạch môn 20g, đảng sâm 12g, bán hạ chế 6g, cam thảo 4g, ngạnh mễ 20g, đại táo 4 quả, sắc uống.

Chữa phế nhiệt, ho táo bón, mồ hôi ra nhiều: Sinh địa, mạch môn, thiên môn, tang diệp, đinh lăng. Công dụng, trị thiếu máu, suy nhược, liễm hãn.

Chữa nhiệt thương khí âm, suyển do hư yếu, mồ hôi nhiều, tổn thương khí âm: Nhân sâm 14g, mạch môn 14g, ngũ vị 10g. Sắc uống. Công dụng, bổ phế, ích khí, liễm hãn, dưỡng âm, sinh tân.

Kiêng kị: Người tỳ vị hư yếu, ăn uống chậm tiêu, ỉa chảy không dùng.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top