Mắc Covid-19 có thể tiếp tục dùng thuốc nội tiết không?

Tất cả các bệnh nhân Covid-19 cần (tiếp tục) điều trị các bệnh nền, bao gồm các bệnh nội tiết. Nếu không, bệnh sẽ bị nặng hơn, nguy cơ nhập viện cũng như tử vong tăng.

Hỏi: Xin KH&ĐS cho biết, khi đang điều trị nội tiết nếu không may bị mắc Covid-19 phải điều trị thì có tiếp tục dùng thuốc nội tiết hay không? Những bệnh nhân bị bệnh nội tiết mắc Covid-19 mức độ nhẹ - trung bình thì điều trị tại nhà như thế nào?

Nguyễn Thị Luyện (Hà Nội)

noi-tiet-mac-covid-19.jpg
Mắc Covid-19 có thể tiếp tục dùng thuốc nội tiết không?

TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai: Hướng dẫn điều trị Covid-19 mới nhất của Bộ Y tế (28/1/2022) có nhấn mạnh tất cả các bệnh nhân Covid-19 cần (tiếp tục) điều trị các bệnh nền, bao gồm các bệnh nội tiết. Nếu không, bệnh sẽ bị nặng hơn, nguy cơ nhập viện cũng như tử vong tăng. Cụ thể, đối với các bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý:

- Tiếp tục dùng các thuốc đái tháo đường như cũ, nhưng nên ngừng các thuốc nhóm ức chế SGLT-2 như Dapagliflozin, Empagliflozin.

- Cố gắng ăn uống như bình thường. Nếu bị nôn thì có thể uống thêm nước hoa quả.

- Đo đường huyết thường xuyên, nếu đường huyết cao (> 16,5mmol/L) thì có thể phải chuyển sang điều trị bằng insulin hoặc nhập viện

- Nếu có dùng các thuốc corticoid để điều trị Covid-19 như Dexamethasone hay Medrol, nên thay thuốc uống bằng insulin.

Các bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp như cường giáp, suy giáp, ung thư tuyến giáp: Uống thuốc như bình thường.

Các bệnh nhân bị suy thượng thận: Cần tăng liều thuốc Hydrocortisone lên gấp 2 - 5 lần so với liều thông thường, nếu bị nôn và không uống được thuốc thì phải cho tiêm Hydrocortisone hoặc Methylprednisolone. Tuyệt đối không ngừng thuốc.

Còn bị đái tháo nhạt thì bệnh nhân dễ bị mất nước nặng do nôn, sốt nên cần uống nhiều nước hơn, có thể cân nhắc tăng liều thuốc Minirin.

Các bệnh nhân bị suy sinh dục: Có thể tiếp tục hoặc tạm ngừng thuốc hormon sinh dục như Testosterone.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top