Lựu bổ máu đẹp da

(khoahocdoisong.vn) - Lựu là cây cảnh làm đẹp sân vườn, lấy quả ăn, là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A, C, E và nhiều khoáng chất khác. Ngoài ra, từ lâu người dân còn dùng các bộ phận cây làm thuốc chữa bệnh.

Lựu thường có hai loại hoa đỏ và hoa trắng (lựu bạch), quả lựu chín là loại quả ngon, bổ dưỡng dùng ăn tươi, làm nước sinh tố, nước uống đóng hộp nhiều người ưa thích.

Theo y học cổ truyền, cơm quả lựu có vị ngọt tính mát, tác dụng bổ tỳ dưỡng phế, dùng rất tốt với chứng ho khan, miệng khô khát, ăn kém, mệt mỏi, dùng dưới dạng ăn tươi hoặc ép nước uống. Theo sách Nam dược thần hiệu, quả lựu vị ngọt, chua, chát, tính ấm, hơi độc, nhuận họng ráo, trừ lao truyền nhiễm, rễ lựu sát trùng rất tốt và trị chứng huyết lậu, ăn nhiều hại phổi tổn răng. Tính thành phần dinh dưỡng, thịt quả lựu ăn được có 79% nước, 0,6 - 0,9% protein, 16% đường, 0,19% chất xơ, 0,8% chất khoáng (đáng kể nhất là 259mg% kali), 0,03mg% B1, 0,03mg% B2, 0,32% PP, 0,01mg% B6, 5,8% và sinh tố C. Nghiên cứu gần đây cho biết, vỏ quả (thạch lựu bì)  có tính kháng sinh, ức chế vi khuẩn, virus, kể cả virus gây tiêu chảy, cảm cúm, viêm đường hô hấp. Vỏ lựu có tính kháng sinh ức chế tụ cầu khuẩn, trực trùng lỵ thương hàn, kháng nấm Candida albicans và nhiều loại nấm.

Quả lựu rất hữu ích với trẻ em, người lớn thiếu máu. Quả lựu chứa hàm lượng sắt cao giúp cơ thể sản xuất hồng cầu. Nước ép lựu chứa chất chống oxy hóa, kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả hơn. Nước lựu có tính kháng khuẩn, giúp làm giảm vi khuẩn đường miệng, gây sâu răng và nhiễm khuẩn tụ cầu. Đối với hệ tiêu hóa, lựu có tác dụng kỳ diệu đối với dạ dày và gan. Nó giúp làm dịu bệnh viêm đường tiết niệu,và điều hòa nhu động ruột. Với xương khớp, nước lựu có tác dụng ức chế các enzym gây tổn hại cho sụn, giảm viêm khớp và viêm xương. Ngoài ra, nước lựu còn tái tạo tế bào da, đẩy nhanh việc chữa lành các vết thương. Hạt lựu chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho da, bảo vệ da khỏi cháy nắng và làm lành vùng da bị tổn thương do nắng. Hoa lựu (thạch lựu hoa) chữa chảy máu cam, nôn, đi cầu ra máu, chấn thương xuất huyết. Vỏ rễ lựu có vị chát tính ấm, công dụng sáp tràng, chỉ tả, cầm huyết, trừ giun sán.

BS Nguyễn Phan Trúc Nguyên (Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Táo bón khó tăng cân

Táo bón khó tăng cân

Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, là vấn đề gây lo lắng cho các bậc cha mẹ, là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm lớn. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Trẻ em Việt Nam đang tiêu thụ quá mức các thực phẩm được chế biến sẵn (chứa nhiều đường, muối và chất béo), các thực phẩm không lành mạnh bao gồm nước ngọt và thức ăn nhanh. Khẩu phần ăn không ăn đủ trái cây, rau quả có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, thiếu vận động… là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng.
Gan giúp sáng mắt

Gan giúp sáng mắt

(khoahocdoisong.vn) - Gan động vật rất giàu dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, đây là cơ quan nội tạng có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc cho cơ thể, nên nhiều người e ngại khi sử dụng loại thực phẩm này.
Cà chua giàu dinh dưỡng

Cà chua giàu dinh dưỡng

(khoahocdoisong.vn) - Cà chua là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100g cà chua chứa: nước 94,78g, năng lượng 16 kcal, protein 1,16g, carbohydrate 3,18g, canxi 5 mg, chất xơ 0,9g và vô vàn vitamin.
back to top