"Loạn" trường y dược tại Hà Nội: Trăm nẻo "trèo tường quy định"

(khoahocdoisong.vn) - Trước những thách thức về quy định để được cấp phép đào tạo hoặc đào tạo chuyên sâu ngành Chăm sóc sức khỏe (Y dược), các trường đã áp dụng không ít các cách thức “lách” luật.

Luật chặt, nhưng “lách” không khó

Khi Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực thi hành, điều kiện để nâng cấp, hay thành lập mới có khá nhiều thay đổi theo hướng yêu cầu cao hơn. Các trường đào tạo không dễ đáp ứng các điều kiện về nhân sự, về cơ sở vật chất, năng lực tài chính...

Dẫu thế, với các nhà đầu tư giáo dục đầy năng động, luật chưa bao giờ chặt chẽ, vì luôn có cách “lách” qua. Có thể chỉ ra một số cách để sở hữu trường Cao đẳng Y dược, hay mã ngành Y dược.

Nghị định 143/NĐ-CP của Chính phủ yêu cầu các trường quy mô đào tạo lớn phải đảm bảo diện tích tối thiểu 50.000m2. Tuy vậy, yêu cầu này đã điều chỉnh giảm tại Nghị định số 4986/VBHN-BLĐTBXH ngày 23/11/2018 của Bộ LĐTBXH. Theo đó diện tích được yêu cầu chỉ 20.000m2 với khu vực nội thành, và 40.000m2 với khu vực ngoại thành. Đây là cách đầu tiên giảm áp lực đầu tư cho các trường đào tạo.

Cách nữa là "y dược hóa" các trường đa ngành. Đây là cách nhanh và đơn giản nhất khi muốn sở hữu tên trường đầy "màu sắc" y dược. Ở trường hợp này, về diện tích, về số tiền đảm bảo (100 tỷ đồng)... các cơ quan quản lý dường như đã... bỏ qua cho các trường. Có thể chỉ ra 2 điển hình chuyển đổi khá sớm theo "phương án" này là trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Bắc Ninh và Cao đẳng Dược Hà Nội ở Hưng Yên. Cần nhấn mạnh là, cả 2 trường này đã được đổi tên khi Thông tư hướng dẫn đặt tên trường chưa kịp ban hành.

Sau đó, hàng loạt các trường y dược cũng được "ra lò" theo kiểu chuyển đổi từ đa ngành sang y dược. Chẳng hạn như Cao đẳng Y dược Pasteur – Yên Bái, Cao Đẳng Công nghệ Y dược Việt Nam – Đà Nẵng, Cao đẳng Y dược Sài Gòn – Hưng Yên, Cao Đẳng Y Sài Gòn – Đà Lạt, Cao đẳng Y Hà Nội...

Sau chuyển đổi sang y dược, với tên gọi mới, ngẫu nhiên tên các trường thể hiện như là cơ sở đào tạo chuyên sâu khối ngành chăm sóc sức khỏe, dù hoạt động trước đó của các trường chủ yếu là kỹ thuật.

Cao đẳng Công nghệ Y dược Việt Nam có trụ sở ở Đà Nẵng, đây là trường được đổi tên từ Cao đẳng tư thục Đức Trí, có cơ sở tại 40 Trần Cung, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Cao đẳng Công nghệ Y dược Việt Nam có trụ sở ở Đà Nẵng, đây là trường được đổi tên từ Cao đẳng tư thục Đức Trí, có cơ sở tại 40 Trần Cung, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Một cách nữa để đạt mục đích là mở mã ngành Chăm sóc sức khỏe trong trường đào tạo đa ngành. Theo đó, nếu là trường đã sở hữu các mã ngành Y dược trước đó, thì chỉ làm thủ tục chuyển đổi sang giáo dục nghề nghiệp. Còn lại các trường gốc là cao đẳng nghề được chuyển đổi sang giáo dục nghề nghiệp và làm thủ tục mở mã ngành Y dược (chăm sóc sức khỏe).

Cách này cũng giúp các trường bỏ qua được quy định về diện tích (5ha) và 100 tỷ đồng vốn pháp định nếu như thành lập trường cao đẳng chuyên ngành về khối chăm sóc sức khỏe. Điển hình cho áp dụng cách này là các trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội, Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội, Cao đẳng Asean...

Giải pháp “tốn kém” nhất là nâng cấp từ trường Trung cấp Y dược (Chăm sóc sức khỏe) lên cao đẳng, vì phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện theo quy định. Hầu hết các trường Trung cấp Y dược hiện đều chưa thực hiện đúng cam kết đảm bảo về cơ sở vất chất sau 5 năm thành lập.

Nhưng với những trường này, nếu không có đủ hạ tầng theo quy định, thì có thể đi “thuê”. Có thể dẫn một số trường đã chọn cách này, như Cao đẳng Dược Hà Nội I (nay là cao đẳng Y dược Tuệ Tĩnh), Cao đẳng Y dược Cộng đồng – Bắc Ninh, Cao đẳng Y dược Thăng Long – Thanh Hóa, Cao đẳng Y Hà Nội, Cao đẳng Y Hà Nội I...

Cách nữa là đặt cơ sở đào tạo hoặc cơ sở thực hành. Đây là cách lách khá phổ biến. Theo đó, các trường Cao đẳng tỉnh ngoài có thể vào được Hà Nội mà không tốn quá nhiều công sức. Chỉ cần đi thuê cơ sở là có một “trường con” với đầy đủ các mã ngành, và vô tư tuyển sinh đào tạo. Ví dụ như các trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Y dược Hà Nội, Cao đẳng Công nghệ Y dược Việt Nam...

Cuối cùng là phương án sát nhập với trường trung cấp nội thành để nâng cấp lên thành cao đẳng. Đây là cách "chẳng giống ai" mà trường Cao đẳng công nghệ Bách khoa Hà Nội áp dụng. Trường này tiền thân là Cao đẳng nghề Bắc Nam, trụ sở tại Hải Phòng. Tuy nhiên, sau khi sát nhập với trường Trung cấp Bách khoa Hà Nội, trường mới lại được mang danh Cao đẳng và tiến thẳng vào Hà Nội, và cũng kịp sở hữu cho mình mã ngành chăm sóc sức khỏe (ngành điều dưỡng).

Cơ sở 1 của trường Cao đẳng Y Hà Nội 1 trong quyết định cho phép thành lập trường trên cơ sở nâng cấp Trung cấp Y Hà Nội.

Cơ sở 1 của trường Cao đẳng Y Hà Nội 1 trong quyết định cho phép thành lập trường trên cơ sở nâng cấp Trung cấp Y Hà Nội.

Dấu hỏi lớn về điều kiện cần và đủ?

Dường như, hàng loạt các quy định về nhân sự, cơ sở vật chất, tài chính cũng không thể làm khó được các nhà đầu tư giáo dục. Theo ghi nhận, khá nhiều trường trung cấp đã sử dụng giải pháp thuê tài chính để đảm bảo trong tài khoản nhà trường có số dư là 100 tỷ (vốn pháp định) khi bảo vệ đề án thành lập. Nhưng sau khi có quyết định nâng cấp, việc theo dõi, giám sát, quản lý số tiền này không hề rõ ràng.

Theo Quyết định 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ, đội ngũ giảng viên của trường cao đẳng cần đạt tỷ lệ 30% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, cán bộ quản lý như hiệu trưởng cũng phải có trình độ thạc sĩ trở lên. Để thực hiện được việc nâng cấp từ Trường Trung cấp Y dược lên Trường Cao đẳng Y dược thì các trường phải cử cán bộ đi đào tạo sau đại học để tăng tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ Thạc sĩ - chuyên khoa I.

Điều đáng bàn là, danh sách cán bộ giảng viên thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện không liên thông với hệ thống giáo dục. Do vậy, không thể đảm bảo rằng, giảng viên quản lý thuộc hệ thống giáo dục không trùng tên với hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Nói cách khác là hiện chưa có cách khống chế việc các trường "mượn" tên giảng viên trong hồ sơ nâng cấp.

Thuê đất, giấy tờ chứng minh tài sản hình thành trong tương lai là cách lách khác để đảm bảo đủ diện tích tại... hồ sơ trình các cơ quan quản lý, để nâng cấp trường. Hiện, nhiều trường trung cấp, cao đẳng, đại học vẫn đang chưa có đất, trong khi qũy đất dành cho giáo dục của Hà Nội còn không nhiều. Hà Nội lại là địa phương tập trung số lượng lớn các cơ sở đào tạo nói chung và đào tạo mã ngành chăm sóc sức khỏe nói riêng.

Vậy thì đâu là cơ sở để các trường ngoại tỉnh đáp ứng điều kiện "nhập khẩu" vào Hà Nội, nếu không phải nhờ vào sự "không biết" của cơ quan quản lý?

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top