Loại hạt rẻ bèo được mệnh danh 'vua bổ xương' chống ung thư

Mè đen được biết đến với cái tên thông dụng hơn là vừng đen, thực phẩm không hề xa lạ với hầu hết gian bếp Việt. Tuy giá thành rẻ nhưng với những công dụng mè đen mang lại đánh giá là loại thực phẩm lành mạnh 'vua bổ xương'.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, mè có tính ôn, vị ngọt, hương vị tinh tế, mềm mượt, vị dịu, có thể dưỡng trung và khí, làm ẩm ngũ tạng, dưỡng khí phổi, có tác dụng phòng ngừa nhất định bệnh loãng xương. Người trung niên và người già thường xuyên ăn nó sẽ giúp xương chắc khỏe, tay chân chắc khỏe.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cứ 104 gam sữa chứa khoảng 100 mg canxi trong khi hàm lượng canxi trong mè đen lên đến 780mg, cao gấp hơn 7 lần sữa. Do đó, loại thực phẩm này còn được mệnh danh là “vua bổ xương” khi giúp bổ sung một lượng canxi dồi dào, giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, đặc tính chống viêm của mè cũng giúp giảm viêm ở các khớp, xương và cơ bắp.

Không chỉ là thực phẩm tốt để bổ sung canxi cho cơ thể, mè đen còn đem đến nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe:

Nguồn chất béo lành mạnh

Hạt mè đen chứa chất béo lành mạnh, cần thiết cho sự sản xuất năng lượng, duy trì nhiều quá trình sinh lý và sinh học liên quan đến hệ cơ, tim, hệ thần kinh và tế bào máu. Đây cũng là một thành phần quan trọng để hỗ trợ quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo, giúp cơ thể duy trì nhiệt độ ổn định.

Trong 2 chén hạt mè đen có tới 50-60% chất béo chất lượng cao, đặc biệt giàu axit béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn. Sự thay thế chất béo không bão hòa cho chất béo bão hòa có thể giúp giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể và từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Chứa chất chống oxy hóa

Mè đen chứa một nhóm các hợp chất phenylpropanoid, trong đó có hai thành phần quan trọng là sesamin và sesamolin. Những hợp chất này có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động của các gốc tự do có hại.

Các lignans có trong hạt mè đen cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó với tình trạng căng thẳng oxi hóa, một phản ứng hóa học gây hại cho tế bào và có thể gây ra các bệnh mãn tính.

Không chỉ vậy, một dạng của vitamin E gọi là gamma-tocopherol trong mè đen cũng có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tim mạch khỏi bệnh lý.

Ngăn ngừa ung thư

Theo nghiên cứu, mè đen chứa phytosterol cao nhất trong số tất cả các loại hạt nên là loại thực phẩm giúp chống lại căn bệnh nghiêm trọng như bệnh bạch cầu, đau tủy, ung thư ruột kết, ung thư phổi.

Ngừa thiếu máu

Mè đen là loại thực phẩm rất tốt cho những người bị thiếu máu. Theo đó, loại thực phẩm này rất giàu chất sắt, giúp làm tăng số lượng máu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng một chén hạt mè đen có chứa khoảng 20 mg sắt - tương đương 115% lượng sắt khuyến cáo hàng ngày. Khoáng chất rất cần thiết cho việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nếu bạn cũng đang bị thiếu máu, đừng quên bổ sung mè đen vào thực đơn mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Kiểm soát tiểu đường

Hạt mè đen là loại thực phẩm có đặc tính chống tiểu đường. Theo đó, magie và các khoáng chất có trong mè đen có tác dụng ngăn chặn, kiểm soát bệnh tiểu đường. Đặc biệt hơn hết, dầu mè giúp điều hòa hàm lượng insulin và glucose trong cơ thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng hạt mè đen

Những đối tượng sau đây không nên sử dụng mè đen:

Những người mắc bệnh đông máu cao, huyết khối, viêm tắc tĩnh mạch, bệnh tim thì nên hạn chế dùng hạt mè đen.

Trong mè đen có nhiều khoáng chất vì vậy những bệnh nhân có sỏi trong thận nên tránh dùng.

Theo Đời sống
Ai nên hạn chế ăn chuối chín?

Ai nên hạn chế ăn chuối chín?

Chuối là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và thơm ngon. Tuy nhiên, chuối lại không phù hợp với một số nhóm người. Vậy những ai không nên ăn chuối chín?
back to top