Loại đồ uống phổ biến nhiều đường hơn trà sữa, cần cảnh giác

Phân tích thành phần đường trong các loại đồ uống phổ biến, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Đài Bắc Jue Jianxin nhấn mạnh, có nhiều đồ uống nhiều đường hơn trà sữa, cần cảnh giác.

Những ngày trời nóng bức, mọi người thường dùng các loại nước uống để giải khát. Uống đủ nước trong ngày nắng nóng là tốt song lựa chọn đồ uống nhiều đường như nước có ga, nước ngọt, trà sữa,... không có lợi cho sức khỏe. Cụ thể, ăn nhiều đường có thể tăng cân, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, hội chứng chuyển hóa, lão hóa,...

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người trưởng thành nên tiêu thụ ít hơn 50g đường tinh luyện mỗi ngày. Giá trị lý tưởng là dưới 25g đường.

Phân tích thành phần đường trong các loại đồ uống phổ biến, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Đài Bắc Jue Jianxin nhấn mạnh, có nhiều đồ uống nhiều đường hơn trà sữa, cần cảnh giác.

Có đồ uống nhiều đường hơn cả trà sữa, cần cân nhắc trước khi sử dụng. Ảnh: ET.

Có đồ uống nhiều đường hơn cả trà sữa, cần cân nhắc trước khi sử dụng. Ảnh: ET.

Chẳng hạn, một ly trà sữa 300ml chứa 26,1g đường. Trong khi đó, một lon nước ngọt 330ml trung bình chứa 35g đường, 300ml trà hoa quả chứa 27g đường, 300ml nước trái cây đóng hộp chứa 28,2g đường,...Nhìn vào số liệu này, một ngày chỉ cần uống 3 cốc trà hoa quả 300ml sẽ nạp lượng đường cực lớn, khiến cơ thể “quá tải”.

Chuyên gia Jue Jiaxin cho biết thêm, có loại đồ uống dùng đường fructose để làm chất ngọt. Đường fructose thường được tìm thấy trong nước ngọt, bánh ngọt, bánh mì. Chất làm ngọt nhân tạo này làm từ tinh bột, được chuyển hóa không giống các loại carbs khác.

Cụ thể, đường fructose khi đi vào cơ thể cần được gan chuyển hóa thành glucose, glycogen (carbs dự trữ) hoặc chất béo trước khi sử dụng. Ăn nhiều đường fructose dễ làm tăng quá trình tổng hợp mỡ nội sinh ở gan, gây gan nhiễm mỡ, rối loạn mỡ máu, tăng acid uric gây bệnh gút và tăng nguy cơ sỏi đường tiết niệu. Nó cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất nội tiết, dẫn đến kháng insulin, tăng viêm, tiểu đường type 2, béo phì và các vấn đề sức khỏe khác.

Để đảm bảo sức khỏe, chuyên gia dinh dưỡng Jue Jiaxin khuyên nên tuân theo 4 nguyên tắc ăn để giảm lượng đường nạp vào:

- Sử dụng đồ uống không đường.

- Chuyển từ uống nước ép trái cây đóng hộp sang ăn trái cây trực tiếp.

- Bỏ sữa uống có hương vị, chuyển sang dùng sữa tươi

- Với thực phẩm đóng gói có nhãn, kiểm tra thành phần đường, calo trước khi sử dụng.

Theo Đời sống
Bỏ túi mẹo bảo quản cơm thừa không ôi thiu

Bỏ túi mẹo bảo quản cơm thừa không ôi thiu

Nên nấu cơm vừa đủ ăn bởi không chỉ riêng cơm mà bất cứ thực phẩm nào nếu để lâu ngoài môi trường và hâm đi hâm lại nhiều lần đều sẽ bị biến chất, hao hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe.
back to top