Loại củ trắng ngần, dẻo thơm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Củ sắn không chỉ là một loại lương thực quen thuộc mà còn là một nguồn dinh dưỡng quý giá, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Cứ mỗi 100 gram sắn nấu chín có giá trị dinh dưỡng như:

191 calo

Chất đạm: 1,5 gam

Chất béo: 3 gam

Chất xơ: 2 gam

Vitamin C, B6: 20%, 6% giá trị hàng ngày (DV)

Kali: 6% DV

Magie: 5% DV

Đồng: 12% DV

Củ sắn đặc biệt chứa nhiều vitamin C - loại vitamin quan trọng hoạt động như một chất chống oxy hoá, hỗ trợ sản xuất collagen và tăng cường khả năng miễn dịch. Hơn nữa, sắn rất giàu đồng - một khoáng chất cần thiết cho quá trình tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, sản xuất năng lượng, chuyển hóa sắt trong cơ thể.

Sắn nấu chín có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời, tốt cho sức khoẻ, sắc đẹp cũng như năng lượng của con người.

Loại củ trắng ngần, dẻo thơm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Ảnh minh họa

Loại củ trắng ngần, dẻo thơm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Ảnh minh họa

Dưới đây là một số lợi ích của sắn đối với sức khỏe:

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Sắn là nguồn cung cấp Folate và vitamin C dồi dào rất tốt cho hệ miễn dịch bằng cách tấn công virus, vi khuẩn khiến chúng không thể sinh sôi. Ngoài ra, ăn sắn còn giúp loại bỏ các gốc tự do, hỗ trợ sản xuất các tế bào trong cơ thể, tạo ra vật liệu di truyền cho sự sống và ngăn ngừa đột biến DNA.

Tốt cho người bị bệnh thấp khớp

Thấp khớp là các bệnh liên quan về cơ và khớp. Loãng xương, viêm đốt sống, lupus là một vài ví dụ điển hình. Trên thực tế, chế độ ăn uống giàu magie giúp bạn hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh về khớp. Do đó, sắn là lựa chọn hoàn hảo vì sắn cung cấp hơn 1/3 nhu cầu magie hàng ngày trong mỗi khẩu phần ăn.

Hỗ trợ giảm cân

Với những người giảm cân thì sắn là lựa chọn không thể bỏ qua. Vì trong sắn chứa hàm lượng calo thấp, chất xơ cao giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và ngăn chặn tình trạng ăn uống không hợp lý.

Cải thiện làn da

Vitamin C có trong sắn được nhiều người ưa chuộng bởi vitamin C giúp da thực hiện các chức năng quan trọng và góp phần tạo nên làn da khỏe đẹp theo nhiều cách như:

Hình thành collagen, giúp da trở nên mịn màng và ít nếp nhăn.

Hỗ trợ cho việc điều trị thâm, mụn nhờ chứa chất oxy hóa mạnh chống lại các gốc tự do.

Cải thiện tiêu hoá

Giống các loại thực phẩm giàu carbohydrate như khoai lang, đậu Hà Lan, bông cải xanh, … sắn cũng chứa nhiều tinh bột, chất xơ không hòa tan trong nước giúp hấp thụ các chất độc xâm nhập vào đường ruột. Bằng cách đó, ăn sắn giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, giảm viêm, hỗ trợ đi ngoài dễ dàng.

Hỗ trợ điều trị tàn nhang

Trong sắn có chứa một nhóm hoạt chất flavonols (là hormone hoạt động giống như estrogen được tìm thấy ở phụ nữ). Các chất flavonoids sẽ thay thế sự mất cân bằng nội tiết tố, hỗ trợ giảm thâm nám, tàn nhang, chống lại quá trình oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể.

Các bạn có thể xay nhuyễn củ sắn lấy bột, sắc cùng với nước, uống để đẩy lùi thâm từ bên trong. Đồng thời, bạn có thể đắp mặt nạ bột sắn cả ở bên ngoài để tẩy tế bào chết cho da, sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Kiên trì uống hàng ngày và đắp mặt 2 lần một tuần bạn sẽ thấy các vết tàn nhang trên da mờ dần thay vào đó là làn da trắng sáng, hồng hào.

Lưu ý khi ăn sắn

Sắn sống chứa các hợp chất gọi là cyanogen glycoside, chúng phân hủy thành hydro xyanua, một hóa chất độc hại đối với con người. Ăn sắn sống hoặc chế biến không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc xyanua và góp phần gây ra các bệnh về thần kinh gây tê liệt co cứng không hồi phục.

Mặc dù tất cả các loại sắn đều chứa các hợp chất độc hại, nhưng sắn đắng, loại không được khuyến khích sử dụng cho con người, chứa hàm lượng glycoside cyanogen cao hơn nhiều so với sắn ngọt, loại được sử dụng phổ biến nhất làm thực phẩm. Hầu hết các trường hợp ngộ độc xyanua do ăn sắn đều liên quan đến việc ăn sắn đắng được chế biến không đúng cách, loại sắn đôi khi được trồng làm nguồn thực phẩm ở một số khu vực trên thế giới do khả năng phục hồi hạn hán và năng suất cao.

Sắn ngọt có chứa glycoside cyanogen nhưng các hợp chất này có thể được giảm xuống mức an toàn bằng cách gọt vỏ rồi ngâm trong thời gian dài hoặc đun sôi.

Sắn có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, tinh bột và hàm lượng protein cao. Ăn sắn rất tốt cho sức khoẻ nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Các bạn có thể chế biến sắn thành nhiều món nhưng cần nấu chín, gọt sạch vỏ để phòng tránh ngộ độc.

Theo Đời sống
Mẹo bảo quản bún qua đêm không bị chua

Mẹo bảo quản bún qua đêm không bị chua

Bún là món ăn được nhiều người yêu thích và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, bún tươi thì không để lâu được, rất dễ bị chua, hỏng nếu không bảo quản đúng cách.
Lạ miếng món ăn từ kiến vàng

Lạ miếng món ăn từ kiến vàng

Kiến vàng giàu đạm, axit amin hữu ích cho cơ thể. Nhờ đặc tính này, người dân đã sáng tạo ra nhiều món ngon độc lạ từ kiến vàng, ấn tượng khó phai ngay từ lần đầu thưởng thức.
back to top