Cây bạch đàn, hay còn gọi là khuynh diệp, là một loài cây quen thuộc. Chúng là chi thực vật có hoa trong họ Đào kim nương. Loài cây này có xuất xứ đầu tiên từ Úc và đến nay có hơn 700 loài bạch đàn tại nhiều nơi trên thế giới.
Cây bạch đàn không phải là loại cây mọc tự nhiên tại Việt Nam. Loài này xuất xứ từ nước Úc được dẫn giống bằng hạt đem về trồng ở đất nước ta vào khoảng thập niên 1950 và cho thấy một số loài rất thích hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của Việt Nam. Gỗ bạch đàn thường được trồng làm cây công nghiệp để làm cột chống trong xây dựng và làm bột giấy hay ván dăm bào.
Loài cây kỳ lạ có thể hút vàng lên lá, xuất hiện nhiều ở Việt Nam |
Ở Việt Nam có khoảng 10 loại bạch đàn. Bạch đàn đỏ thích hợp vùng đồng bằng. Bạch đàn trắng thường được trồng ở các vùng gần biển. Bạch đàn lá nhỏ có nhiều ở các vùng đồi Thừa Thiên Huế. Bạch đàn liễu có ở các vùng cao miền Bắc Việt Nam. Bạch đàn chanh trồng ở những vùng thấp và lá hay được thu gom làm tinh dầu. Bạch đàn lá bầu có ở các vùng cao nguyên. Bạch đàn to lại chỉ hợp vùng đất phù sa. Trong khi bạch đàn ướt tương thích với vùng cao nguyên Đà Lạt thì bạch đàn mai đen thích hợp vùng cao như Lâm Đồng.
Theo nghiên cứu, rễ cây bạch đàn có thể đâm sâu đến 40m, hút dinh dưỡng từ phía dưới. Cũng trong quá trình đó, nó có thể hút luôn cả vàng trong lòng đất rồi đưa lên lá cây. Số vàng này được di chuyển đến các đầu mút của cây bạch đàn hoặc vùng bên trong tế bào để giảm bớt sự độc hại. Và dĩ nhiên, lượng vàng đó rất ít, chỉ khoảng 0,000005% trọng lượng chiếc lá mà thôi.
Rễ cây bạch đàn có thể đâm sâu đến 40m, hút dinh dưỡng từ phía dưới. Cũng trong quá trình đó, nó có thể hút luôn cả vàng trong lòng đất rồi đưa lên lá cây. |
Bạch đàn chính là hiện tượng độc nhất vô nhị trong giới thực vật. Lần đầu tiên giới khoa học phát hiện ra trường hợp vàng được tích hợp tự nhiên trong một sinh vật sống như vậy. Theo nhiều chuyên gia, nếu biết tận dụng khả năng của bạch đàn, có thể tìm kiếm ra nơi chứa vàng mà không cần đến những biện pháp làm tổn thương môi trường.