Lo ngại tiểu đường thai kỳ

Thai phụ từng bị tiểu đường thai kỳ nên đi khám thường xuyên để kiểm soát đường máu.

Việc không kiểm soát và ổn định được lượng đường máu trong suốt thời gian mang thai, bệnh sẽ diễn biến xấu, nhiều loại biến chứng và tai biến dễ xảy ra cho cả mẹ và con.

Hỏi: Tôi không bị tiểu đường nhưng đã từng bị tiểu đường thai kỳ ở lần sinh con thứ nhất. Lần sinh này tôi rất sợ lại tái diễn như lần 1, tôi phải làm thế nào?

Trần Vân Anh (Hải Phòng)

PGS.TS Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa cho biết, thai phụ từng bị tiểu đường thai kỳ nên đi khám thường xuyên để kiểm soát đường máu.

Việc không kiểm soát và ổn định được lượng đường máu trong suốt thời gian mang thai, bệnh sẽ diễn biến xấu, nhiều loại biến chứng và tai biến dễ xảy ra cho cả mẹ và con.

Tiểu đường thai kỳ chưa nguy hiểm, trong nhiều trường hợp bệnh sẽ khỏi tự nhiên sau khi bệnh nhân sinh con. Để phát hiện bệnh, kỹ thuật phát hiện đơn giản là xét nghiệm định lượng đường máu.

Ở người có yếu tố nguy cơ bị tiểu đường thai nghén, nên tiến hành kiểm tra ngay trong lần khám thai đầu tiên.

Nếu kết quả kiểm tra bình thường thì nên tái kiểm tra lần tiếp sau vào tuần thứ 24 và 30 của thai kỳ. Ở người không có yếu tố nguy cơ đối với bệnh thì nên tiến hành xét nghiệm định lượng đường máu vào tuần thứ 24 và 30 của thai kỳ.

PV (ghi)

Theo Đời sống
Nhập viện vì... nghẹn gân bò

Nhập viện vì... nghẹn gân bò

Dị vật đường ăn rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn, nuốt đau, nuốt khó, không ăn uống được cho bệnh nhi, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng tạo ổ mủ trong thực quản nếu dị vật bị sót lại.
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top