Kinh nghiệm hóa giải ngộ độc khi thực phẩm kỵ nhau

(khoahocdoisong.vn) - Khi uống thuốc Bắc, các thầy thuốc Đông y thường bắt kiêng rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Trong sách thuốc YHCT cũng có rất nhiều kinh nghiệm đáng giá về kiêng kỵ và giải độc khi ăn phải thực phẩm kỵ nhau.

Thịt lợn (thịt heo): Ăn thịt heo, nên kiêng gừng sống (sinh khương). Bởi thịt heo thuộc thủy, gừng thuộc hỏa. Ăn chung 2 thứ, thủy hỏa tương khắc nhau dễ sinh nên chứng phong thấp, nổi mụn màu đen ở mặt. Nếu lỡ ăn 2 thứ cùng lúc, cách giải: Hái 1 nắm lá dâu tằm ăn, sắc lấy nước  uống.

Thịt dê: Ăn thịt dê nên kiêng quả mận, đậu nành. Thịt dê rất nóng. Quả mận vị chua, có tính thu liễm. Đậu nành thì ngưng trệ. Nếu ăn chung có thể gây ra kiết lỵ, trướng hơi, nôn ra nước chua, hoàng đản (vàng da). Lỡ ăn chung, cách giải: Sắc nước cam thảo uống.

Thịt chó không nên ăn cùng thịt dê: Thịt chó vị ngọt mà tính ôn; Thịt dê thì đại nhiệt. Hai thứ ăn chung sẽ bị chứng tích nhiệt gây nên kiết lỵ. Lỡ ăn chung, cách giải: Lấy 2 thứ thịt đó, đốt thành than, tán thành bột, uống.

 Thịt  chó cũng không nên ăn chung với thịt gà: Thịt gà thuộc phong; thịt chó thuộc nhiệt. Hai thứ ăn chung sẽ sinh ra kiết lỵ. Lỡ ăn chung, sắc nước cam thảo uống.

Thịt trâu: Ăn thịt trâu nên kiêng hẹ và gừng sống. Hẹ và gừng cay nóng; Thịt trâu vị cam, tính ôn mà hay hàn trệ. Nếu ăn cả 3 thứ cùng lúc thì hàn nhiệt tương phản, cam ôn thì uẩn tích sẽ gây nên đau bụng, thổ tả, tiêu chảy, kiết lỵ. Lỡ ăn chung, sắc nước cam thảo uống.

Thịt vịt: Ăn thịt vịt nên kiêng ăn chung với hồ đào. Thịt vịt vị ngọt, tính hàn (lạnh), hoạt; hồ đào ôn nhiệt, tính sáp. Hoạt với sáp tương phản. Nếu dùng chung sẽ gây nên kiết lỵ. Lỡ ăn chung, lấy nước luộc vịt uống sẽ khỏi.

Gỏi cá: Ăn gỏi cá nên kiêng thị heo, giấm thanh, thịt dê. Bởi gỏi cá có tính hàn; thịt heo cũng hàn; giấm thanh thì có vị chua, có tính thu liễm. Ba thứ này dùng chung sẽ sinh ra đại nhiệt. Thịt dê là loại đại nhiệt. Nếu dùng chung với 3 vị trên thì ‘nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng’, có thể gây nên kiết lỵ, thổ tả, hoắc loạn, cuồng. Cách giải: Sắc nước cam thảo uống.

Cá chép: Ăn cá chép nên kiêng gan heo, thịt chó, thịt gà. Cá chép vị ngọt, tính hàn (cam hàn); Thịt chó, thịt gà, gan heo lại vị ngọt mà tính ôn (cam ôn), vì vậy không thể dùng chung. Nếu dùng chung dễ sinh ra chứng khí thủng (phù), thấp nhiệt, kiết lỵ.  Lỡ ăn chung, sắc nước lá dâu tằm ăn non uống sẽ khỏi.

Hành: Ăn hành nên kiêng táo. Táo vị ngọt, tính ôn, dễ gây ngưng trệ; Hành sống vị cay, tính tán; Hai vị này tương phản nhau, ăn chung sẽ gây nên đau bụng, hoắc loạn, kiết lỵ. Lỡ ăn chung, sắc nước sơn tra uống.

Dưa hấu: Ăn dưa hấu nên kiêng dầu mè. Dưa hấu dễ sinh ra thấp nhiệt; Dầu mè lại có tính trợ thấp. Nếu ăn chung dễ sinh ra đau bụng, hoắc loạn (thổ tả), kiết lỵ. Lỡ ăn chung, sắc nước cam thảo uống sẽ khỏi.

Mận: Ăn mận nên kiêng thịt gà, thịt vịt, mật ong. Trái mận tính ôn mà sáp, nếu ăn chung với thịt gà, thịt vịt và mật ong sẽ sinh ra hoắc loạn (thổ tả), nóng lạnh. Lỡ ăn chung, sắc nước sơn tra để uống sẽ khỏi.

Lương y Hoàng Duy Tân ( nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top