Kích thích huyệt trị viêm mũi cấp

(khoahocdoisong.vn) - Đông y cho rằng niêm mạc mũi sưng có liên quan đến 3 đường kinh lạc là Can, Tỳ và Vị. Thường xuyên xoa bóp ngón chân cái và kích thích các huyệt liên quan đến tỳ vị sẽ giúp trị bệnh.

Chớ để viêm mũi gây biến chứng nặng nề

Mũi là phần đầu đường hô hấp, có chức năng dẫn khí từ bên ngoài vào đến phổi, không khí hít vào qua mũi sẽ được làm ẩm, làm ấm và lọc sạch không khí và tiệt trùng một phần. Ba chức năng, làm ấm, ẩm và sạch không khí, được thực hiện nhờ niêm mạc mũi, với cấu trúc rất giàu mạch máu trong niêm mạc.

Niêm mạc mũi thường xuyên bị nhiều yếu tố tác động như độ ẩm, nhiệt độ, hơi khí, bụi, virus, vi khuẩn, nấm mốc… Mũi cũng chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật. Do đó, khi các yếu tố trên tác động quá mức, làm máu đến tổ chức cương quá nhiều, niêm mạc bị sung huyết, phù nề, đặc biệt rối loạn hệ thống lông - nhầy sẽ ảnh hưởng đến chức năng thở và đưa đến trạng thái bệnh lý: viêm niêm mạc mũi- viêm mũi cấp

Nguyên nhân: Virus là nguyên nhân hay gặp, các chất kích thích hay chất dễ gây dị ứng như khói, mùi của các hương liệu, phấn hoa, thời tiết thay đổi đột ngột như lạnh, ẩm ướt kéo dài. Các yếu tố thuận lợi: cơ thể suy yếu, ăn uống kém, mất ngủ kéo dài, nhiễm lạnh đột ngột.

Triệu chứng: Mệt mỏi, sốt nhẹ, ớn lạnh, nhức đầu và ăn uống kém. Cảm giác cay nóng và ngứa ở mũi. Xuất hiện chứng nghẹt mũi, ở cả hai mũi hay một bên mũi, nghẹt mũi thường xảy ra vào ban đêm nên người bệnh phải thở bằng miệng. Chảy nước mũi, thường chảy hai bên, lúc đầu dịch trong sau đó dịch nhầy, có thể thành mủ. Nếu xì mạnh thường có lẫn máu tươi. Dấu hiệu ngửi kém hay mất ngửi. Khi người bệnh thở thông thì chức năng ngửi bình thường. Bệnh thường diễn tiến từ 5 - 7 ngày rồi lui bệnh và tự khỏi.

Tuy nhiên, cơ thể bị suy nhược, đặc biệt ở trẻ em, vi khuẩn bội nhiễm, quá trình viêm có thể kéo dài và lan ra đường hô hấp, gây nên các biến chứng nặng nề hơn như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa.

Kích thích huyệt: mũi thông, bệnh khỏi

Điều trị viêm niêm mạc mũi chủ yếu là: Nghỉ ngơi, giữ ấm và nâng cao thể trạng.

Huyệt có tác dụng quan trọng là khu tỳ - vị - đại trường, hợp cốc, tỵ thống điểm. Mỗi ngày kích thích 2 lần, sáng và tối, có thể thông được mũi và khỏi bệnh (xem hình 1)

hình 1

hình 1

 Mũi bên trái nghẹt: Dùng ngón tay cái bấm nhẹ nghinh hương bên trái 30 lần, bấm mạnh huyệt Nghinh hương bên phải 3 lần.

Mũi bên phải nghẹt: Dùng ngón tay cái bấm nhẹ nghinh hương bên phải 30 lần, bấm nhẹ huyệt nghinh hương bên trái 3 lần .

Bấm huyệt nghinh hương, thượng nghinh hương. Mũi bên trái nghẹt, dùng 2 ngón tay cái bấm nhẹ 2 huyệt nghinh hương bên trái 30 lần, dùng 1 ngón tay cái bấm mạnh nghinh hương bên phải 30 lần. Mũi bên phải  nghẹt, làm giống trên nhưng các huyệt ngược lại (hình 2)

hình 2

hình 2

Dùng phần trong ngón tay trỏ của 2 bàn tay, nhè nhẹ ấn vào huyệt nghinh hương, liên tục khỏang 10 giây là mũi có thể thông. Nếu vẫn chưa có hiệu quả, ấn vào huyệt ấn đường, mũi sẽ lập tức được thông ngay.

Đông y cho rằng niêm mạc mũi sưng có liên quan đến 3 đường kinh lạc là can, tỳ và vị. Đường kinh can và tỳ ở ngón chân cái, có quan hệ với hoạt động của can và tỳ, nếu 2 kinh này bị rối loạn có thể gây nên ứ đọng nước gây ra phù nề, vì vậy, thường xuyên  xoa bóp ngón chân cái sẽ làm cho mũi không bị nghẹt. Đường kinh vị đi từ ngón chân thứ 2 lên đến mũi, vì vậy, kích thích ngón chân thứ 2 có thể tăng cường lưu thông máu, giúp cho mũi luôn khô ráo cũng có tác dụng làm giảm nhẹ bệnh.

LY Hoàng Duy Tân (Phó chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top