Không chủ quan với bệnh sởi

Trước đây, bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, nhưng trong vài năm gần đây, bệnh sởi xảy ra quanh năm. Bệnh sởi do virut sởi gây nên.

<p>Bệnh l&acirc;y qua đường h&ocirc; hấp, l&acirc;y trực tiếp khi bệnh nh&acirc;n ho, hắt hơi, n&oacute;i chuyện do virut c&oacute; trong c&aacute;c giọt nước bọt nhỏ li ti bắn ra kh&ocirc;ng kh&iacute;.</p> <h2><strong>Tại sao trẻ bị mắc bệnh sởi?</strong></h2> <p>Trẻ mắc bệnh sởi nguy&ecirc;n nh&acirc;n chủ yếu l&agrave; thiếu kh&aacute;ng thể chống lại virut sởi. Khi trẻ mới sinh ra cho đến th&aacute;ng thứ 8 - 9, trẻ được mẹ truyền kh&aacute;ng thể chống sởi, nhưng sau đ&oacute;, lượng kh&aacute;ng thể chống sởi do mẹ truyền sẽ giảm xuống nhanh ch&oacute;ng, nếu gặp virut sởi, trẻ sẽ bị bệnh.</p> <p>Đ&oacute; l&agrave; c&aacute;c trẻ được mẹ truyền kh&aacute;ng thể chống sởi đủ mạnh, ngược lại, nếu người mẹ c&oacute; &iacute;t kh&aacute;ng thể chống sởi hoặc mẹ kh&ocirc;ng c&oacute; kh&aacute;ng thể chống sởi th&igrave; trẻ sinh ra sẽ kh&ocirc;ng c&oacute; kh&aacute;ng thể chống sởi do mẹ truyền. Những người mẹ n&agrave;o l&uacute;c c&ograve;n trẻ chưa mắc bệnh sởi bao giờ hoặc chưa được ti&ecirc;m vắc-xin ph&ograve;ng bệnh sởi sẽ kh&ocirc;ng c&oacute; kh&aacute;ng thể để truyền cho con.</p> <p>Một l&yacute; do rất quan trọng đối với trẻ lớn hơn 9 th&aacute;ng tuổi mắc bệnh sởi c&oacute; thể trẻ chưa được ti&ecirc;m vắc-xin ph&ograve;ng sởi hoặc chưa ti&ecirc;m nhắc lại theo khuyến c&aacute;o của ng&agrave;nh y tế hoặc do chống chỉ định tạm thời. Người lớn nếu chưa c&oacute; miễn dịch chống sởi rất c&oacute; thể bị bệnh sởi.</p> <h2><strong>Đường l&acirc;y truyền bệnh sởi</strong></h2> <p>Trẻ chưa c&oacute; kh&aacute;ng thể chống sởi sẽ dễ d&agrave;ng bị l&acirc;y nhiễm virut sởi khi h&iacute;t phải c&aacute;c hạt nước bọt n&agrave;y. Trẻ cũng c&oacute; thể nhiễm virut sởi nếu như để tay tiếp x&uacute;c với s&agrave;n nh&agrave;, đồ chơi, khăn mặt, quần &aacute;o&hellip; c&oacute; virut sởi, từ đ&oacute; đưa tay l&ecirc;n miệng hoặc mũi l&agrave;m l&acirc;y nhiễm virut.</p> <p>Những trẻ mắc bệnh sởi c&oacute; khả năng l&acirc;y bệnh cho trẻ kh&aacute;c từ khi xuất hiện c&aacute;c triệu chứng đầu ti&ecirc;n cho đến thời điểm 4 ng&agrave;y sau khi vết ban đầu ti&ecirc;n xuất hiện. Bệnh dễ l&acirc;y lan th&agrave;nh dịch ở những khu vực đ&ocirc;ng người như nh&agrave; trẻ, mẫu gi&aacute;o, trường học, khu đ&ocirc;ng d&acirc;n cư&hellip;</p> <h2><strong>Triệu chứng</strong></h2> <p>Khoảng 10 - 12 ng&agrave;y sau khi tiếp x&uacute;c với virut sởi, trẻ bắt đầu c&oacute; c&aacute;c triệu chứng đầu ti&ecirc;n. Bệnh khởi ph&aacute;t l&agrave; sốt đột ngột tr&ecirc;n 38<sup>0</sup>C, mắt ướt, nhiều gỉ l&agrave;m cho mắt bị k&egrave;m nh&egrave;m, k&egrave;m theo vi&ecirc;m đường h&ocirc; hấp tr&ecirc;n (chảy mũi nước, ho) v&agrave; c&oacute; thể bị rối loạn ti&ecirc;u ho&aacute; (ti&ecirc;u chảy).</p> <p>Khi bệnh to&agrave;n ph&aacute;t, sốt rất cao, c&oacute; khi th&acirc;n nhiệt l&ecirc;n tới 39 - 40<sup>0</sup>C, thể trạng li b&igrave;, mệt mỏi nhiều, sau đ&oacute; ban sởi xuất hiện đầu ti&ecirc;n ở v&ugrave;ng da sau tai rồi lan ra mặt, mắt, cổ, th&acirc;n m&igrave;nh v&agrave; tứ chi trong v&ograve;ng từ 1 - 2 ng&agrave;y.</p> <p>Khi hết sốt, ban sởi bắt đầu mất dần (sởi bay) v&agrave; sau khi sởi bay c&oacute; để lại c&aacute;c nốt th&acirc;m tr&ecirc;n da trong một thời gian l&agrave;m cho da bị loang lổ tr&ocirc;ng giống da hổ. C&aacute;c ban của sởi mất dần theo tuần tự, tức l&agrave; nơi n&agrave;o xuất hiện trước th&igrave; ban bay trước (sau tai, mặt), nơi n&agrave;o ban xuất hiện sau sẽ bay sau.</p> <h2><strong>Biến chứng nguy hiểm của bệnh</strong></h2> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Ngay sau khi mắc sởi, sức đề kh&aacute;ng của trẻ giảm một c&aacute;ch đ&aacute;ng kể, v&igrave; vậy, trẻ rất dễ bị biến chứng bởi sự tấn c&ocirc;ng của vi khuẩn do bội nhiễm hoặc virut kh&aacute;c kh&ocirc;ng phải virut sởi.</p> <p>Biến chứng hay gặp nhất l&agrave; g&acirc;y ti&ecirc;u chảy, vi&ecirc;m thanh quản, vi&ecirc;m phế quản, đặc biệt l&agrave; vi&ecirc;m phổi từ mức độ nhẹ đến nặng c&oacute; thể dẫn đến tử vong nếu kh&ocirc;ng cấp cứu kịp thời, nhất l&agrave; khi trẻ dưới 1 tuổi. Nguy hiểm nhất l&agrave; một số bệnh nhi bị sởi c&oacute; thể bị biến chứng vi&ecirc;m n&atilde;o - m&agrave;ng n&atilde;o.</p> <p>Ngo&agrave;i ra, bệnh sởi cũng c&oacute; thể g&acirc;y biến chứng vi&ecirc;m tai, vi&ecirc;m xoang, vi&ecirc;m răng lợi (đặc biệt l&agrave; g&acirc;y n&ecirc;n bệnh cam tẩu m&atilde;), vi&ecirc;m lo&eacute;t gi&aacute;c mạc mắt.</p> <p>Đối với phụ nữ mang thai, nếu mắc sởi c&oacute; thể dẫn đến sẩy thai, đẻ non.</p> <h2><strong>Nguy&ecirc;n tắc điều trị</strong></h2> <p>Khi trẻ nghi bị sởi, cần c&oacute; chẩn đo&aacute;n x&aacute;c định của cơ sở y tế (bệnh viện) để được điều trị v&agrave; c&aacute;ch ly kịp thời.</p> <p>Hiện nay, bệnh sởi vẫn chưa c&oacute; thuốc điều trị đặc hiệu. C&aacute;ch chữa chủ yếu l&agrave; cải thiện triệu chứng, vệ sinh c&aacute; nh&acirc;n v&agrave; chế độ dinh dưỡng hợp l&yacute;.</p> <h2><strong>Nguy&ecirc;n tắc ph&ograve;ng bệnh</strong></h2> <p>Tại gia đ&igrave;nh c&oacute; trẻ bị sởi, kh&ocirc;ng cho trẻ tiếp x&uacute;c với trẻ l&agrave;nh. Trẻ bị sởi phải nghỉ học để tr&aacute;nh l&acirc;y lan cho trẻ kh&aacute;c trong lớp học hoặc c&aacute;c lớp học kh&aacute;c ở trong trường. Cần đeo khẩu trang khi tiếp x&uacute;c với trẻ bệnh sởi v&agrave; người nghi bị sởi (nếu trẻ lớn cũng cần đeo khẩu trang để hạn chế mầm bệnh l&acirc;y sang người kh&aacute;c).</p> <p>C&aacute;c bậc phụ huynh cần đưa trẻ trong diện được ti&ecirc;m chủng đến Trung t&acirc;m y tế hoặc Trạm y tế x&atilde;, phường để được ti&ecirc;m vắc-xin ph&ograve;ng bệnh sởi (ti&ecirc;m vắc-xin ph&ograve;ng bệnh sởi mũi đầu khi trẻ được 9 th&aacute;ng, mũi 2 khi trẻ được 18 th&aacute;ng).</p> <p>Cần lưu &yacute; c&aacute;c trẻ chưa được ti&ecirc;m vắc-xin sởi do bỏ s&oacute;t hoặc lần ti&ecirc;m trước ch&aacute;u thuộc diện chống chỉ định tạm thời (v&iacute; dụ đang mắc một bệnh nhiễm tr&ugrave;ng kh&aacute;c như vi&ecirc;m VA, vi&ecirc;m amiđan, vi&ecirc;m họng, vi&ecirc;m phế quản&hellip;), sau khi khỏi bệnh, trẻ cần được ti&ecirc;m vắc-xin sởi như c&aacute;c trẻ kh&aacute;c.</p> <p>C&aacute;c nh&agrave; trẻ, cơ sở nu&ocirc;i dạy trẻ (đặc biệt cơ sở đ&atilde; c&oacute; trẻ bị sởi) h&agrave;ng ng&agrave;y cần đảm bảo tắm, rửa (bằng nước ấm), sạch sẽ cho trẻ, rửa tay thường xuy&ecirc;n bằng x&agrave; ph&ograve;ng s&aacute;t khuẩn. Cần vệ sinh s&agrave;n nh&agrave;, dụng cụ đồ chơi bằng c&aacute;ch lau ch&ugrave;i bằng x&agrave; ph&ograve;ng hoặc thuốc s&aacute;t khuẩn (do c&aacute;n bộ y tế x&atilde;, phường hướng dẫn về tỷ lệ pha dung dịch s&aacute;t khuẩn để lau s&agrave;n nh&agrave;, dụng cụ đồ chơi của trẻ).</p> <div>Năm 2018, ca bệnh sởi xuất hiện rải r&aacute;c ở một số địa phương. PGS.TS. Trần Như Dương - Ph&oacute; Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ph&acirc;n t&iacute;ch: Hiện số ca mắc sởi ghi nhận khoảng 90 ca, tăng hơn 30% so với c&ugrave;ng kỳ năm ngo&aacute;i (trong năm 2017, cả nước chỉ ghi nhận 141 trường hợp mắc sởi, chủ yếu tại miền Bắc). Bệnh sởi c&oacute; thể gia tăng mạnh trong năm nay, đặc biệt với trẻ dưới 9 th&aacute;ng tuổi.</div> <div> <div> <div> <div>&nbsp;</div> <div>&nbsp;</div> </div> </div> <div> <div>&nbsp;</div> </div> </div>

Theo suckhoedoisong.vn
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top