Bệnh sởi gây biến chứng sang hô hấp

(khoahocdoisong.vn) - Trước đây, mùa đông xuân là mùa hay xảy ra bệnh sởi nhưng vài năm gần đây, bệnh sởi xảy ra quanh năm.

Hỏi: Tôi đang nuôi con nhỏ, cháu sinh thiếu tháng nên hay mắc bệnh viêm đường hô hấp. Vừa rồi tôi thấy cháu sốt, da có nốt mẩn, tôi rất lo cháu bị sởi rồi lại biến chứng sang đường hô hấp, tôi phải làm thế nào?

Thu Hiền (Thanh Hóa)

PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa nhi BV Bạch Mai cho biết, trước đây, mùa đông xuân là mùa hay xảy ra bệnh sởi nhưng vài năm gần đây, bệnh sởi xảy ra quanh năm. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ và người có miễn dịch kém. Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi là trẻ sốt đột ngột trên 38°C, mắt ướt, nhiều gỉ làm cho mắt bị kèm nhèm, viêm đường hô hấp trên (chảy nước mũi, ho) và có thể bị rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy).

Khi bệnh toàn phát, sốt rất cao có khi lên tới 39- 40°C, sốt li bì, mệt mỏi sau đó ban sởi xuất hiện đầu tiên ở vùng da sau tai rồi lan ra mặt, cổ, thân mình và tứ chi trong vòng từ 1- 2 ngày. Khi mắc bệnh sởi, sức đề kháng của trẻ giảm đáng kể. Nếu chăm sóc không đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng nguy hiểm bởi sự tấn công của vi khuẩn do bội nhiễm hoặc virus khác không phải virus sởi.

Biến chứng hay gặp nhất là gây tiêu chảy, viêm thanh quản, viêm phế quản. Trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sinh non sức đề kháng kém có thể bị biến chứng viêm não - màng não cực kỳ nguy hiểm. Tốt nhất bạn nên cho cháu đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ xác định bệnh chính xác và cho hướng điều trị .

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top