Không ăn thịt mỡ, mỡ máu vẫn cao phải làm sao dứt điểm

Mỡ máu cao là một chứng bệnh gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi làm ảnh hưởng đến hệ tim mạch gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy nguyên nhân do đâu và ăn sao để chỉnh?

Mỡ máu là gì?

Mỡ máu bao gồm 2 loại chính là cholesterol và triglycerid, trong đó cholesterol gồm có cholesterol tốt (cholesterol cao), cholesterol xấu (cholesterol thấp) và cholesterol toàn phần, chiếm tỉ lệ rất cao (60 – 70%).

Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Phần lớn cholesterol được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như: trứng, sữa, não, thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, ngan, dê, cừu), mỡ động vật, lòng lợn, lòng bò, tôm.

Đặc điểm của cholesterol kém tan trong nước, nó không thể tan và di chuyển trong máu mà phải nhờ vào lipoprotein (lipoprotein là một chất do gan tổng hợp ra và tan trong nước mang theo cholesterol). Cholesterol rất cần cho sự hoạt động của màng các tế bào trong cơ thể, cần cho sự hoạt động của cơ thể để sản xuất ra một nội tiết tố và cholesterol cũng là thành phần rất quan trọng của muối mật.

Cholesterol tốt (HDL-C) có vai trò làm cho thành động mạch mềm mại để lưu thông máu tốt hơn và có khả năng bảo vệ thành mạch máu, trong khí đó cholesterol xấu (LDL- C) làm cho xơ vữa thành động mạch.

Triglycerid là chất do dư thừa của axít béo không được chuyển thành cholesterol ở gan (khi chất axít béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng axít béo bị dư thừa sẽ trở thành triglycerid). Tại gan chất triglycerid sẽ kết hợp với chất apoprotein (do gan sản xuất ra) và được đưa ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỉ trọng thấp.

Máu nhiễm mỡ gây nhiều biến chứng - ảnh minh họa

Máu nhiễm mỡ gây nhiều biến chứng - ảnh minh họa

Mỡ máu cao do đâu?

Mỡ trong máu cao có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi một con người, đặc biệt là người trưởng thành. Vì vậy, mỡ máu cao là một chứng bệnh gặp khá phổ biến ở người cao tuổi.

Hay gặp nhất trong trong chứng tăng cholesterol máu là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý như: ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, sữa toàn phần, bơ, thịt đỏ (thịt chó, bò, trâu), lòng động vật, tôm… trong các bữa ăn hàng ngày.

Tiếp đến là người béo phì, lười vận động, ngoài ra có thể gặp do di truyền hoặc mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường. Đối với tăng triglycerid hay gặp nhất là do uống quá nhiều rượu, béo phì, di truyền, lười vận động hoặc rối loạn gen chuyển hóa.

Trong mỡ máu của bạn có 4 thành phần, đó là Cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol và triglyceride. Đối với ba chỉ số cholesterol đầu tiên thì bạn kiêng ăn thịt đỏ, thịt mỡ, kiêng tôm mực, đồ ăn đóng hộp thì có thể giảm được các chỉ số cholesterol này.

Tuy nhiên đối với chỉ số triglyceride thì thức ăn làm tăng chỉ số này không chỉ dừng lại ở các loại thịt đỏ hay là những loại đồ ăn đóng hộp giống như chỉ số cholesterol mà nó còn đến từ các thực phẩm nhiều đường tinh luyện, các loại tinh bột trắng, tinh bột chế biến sẵn, các loại bánh ngọt, nước ngọt có ga...

Nguyên nhân là bởi vì khi bạn ăn những thức ăn có chứa nhiều đường vào cơ thể thì gan sẽ chuyển hóa lượng đường này thành chất dự trữ ở dạng mỡ, mỡ này chính là triglyceride. Khi gan chuyển hóa đường thì nó sẽ giải phóng chất này vào trong máu khiến lượng triglyceride trong máu tăng cao, lâu dần sẽ khiến bạn bị viêm tụy cấp.

Ăn rau củ tốt cho người máu nhiễm mỡ - ảnh minh họa

Ăn rau củ tốt cho người máu nhiễm mỡ - ảnh minh họa

Để phòng ngừa chỉ số triglyceride này tăng cao đơn giản nhất đó chính là bạn giảm đường, giảm ăn bánh ngọt, nước ngọt, giảm lượng tinh bột nạp vào cơ thể tùy thuộc vào mức độ lao động.

Ví dụ như người làm việc nặng thì có thể ăn nhiều cơm hơn so với những người chỉ làm việc trong văn phòng. Hãy đa dạng của các loại thức ăn, ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây, củ quả và đừng quên đi kiểm tra định kỳ thường xuyên.

Đặc biệt, chế độ ăn đủ hàm lượng Omega 3 đã được các hội tim mạch khuyến cáo giúp giảm các chỉ số mỡ máu xấu, tăng chỉ số mỡ máu tốt, cải thiện sức khỏe tim mạch

Người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì, kiêng gì?

Hoa quả tươi: Chứa nhiều chất xơ với công dụng giảm thiểu mỡ m.áu hiệu quả. Chất xơ có nhiều trong các loại trái cây như nho, táo, dâu, tây,... Để đảm bảo cơ thể hấp thu được tối đa nguồn dinh dưỡng có trong các loại quả cần chọn mua ở những địa chỉ uy tín, tươi ngon, không thuốc trừ sâu và chất bảo quản. Bên cạnh đó người bị mỡ m.áu nên tránh các loại quả chứa nhiều glucose khiến đường huyết tăng cao như vải, xoài, mít, nhãn,...

Ngũ cốc nguyên hạt: Đây là những loại hạt chỉ được loại bỏ lớp vỏ trấu bao bọc bên ngoài và giữ lại nguyên vẹn phần nhân bên trong. Do đó hàm lượng và giá trị của các chất dinh dưỡng gần như được bảo toàn trong ngũ cốc nguyên hạt.

Ngoài ra, các loại hạt ngũ cốc có thành phần chính beta glucan, chất xơ giúp hạn chế gia tăng cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan đến t.i.m mạch, nhờ hàm lượng lớn chất oxy hoá có trong loại hạt này.

Đậu và rau xanh: Chất xơ chứa trong các nhóm rau củ quả tươi giúp bệnh nhân máu nhiễm mỡ giảm tải lượng lớn cholesterol trong máu. Vì vậy, thực đơn hàng ngày cho người máu nhiễm mỡ nên bổ sung thêm đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ hoặc giá đỗ để cải thiện tình trạng bệnh.

Thức ăn người máu nhiễm mỡ nên kiêng:

- Thực phẩm chế biến sẵn: xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói, thịt hộp giàu chất béo đã bị chuyển hoá và có hàm lượng triglycerid cao vô cùng có hại cho sức khỏe người bệnh

- Các loại thịt đỏ, mỡ lợn, da gia cầm, bơ, nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol cũng như chất béo bão hoà

- Các món nướng, chiên, xào, rán gồm bánh nướng, bơ thực vật, bánh rán, khoai tây chiên,...

- Các đồ uống có cồn như bia rượu, chất kích thích, thuốc lá, thuốc lào

BS Đinh Minh Trí (Đại học Y dược TP HCM)

Theo Đời sống
Ai nên hạn chế ăn khoai tây?

Ai nên hạn chế ăn khoai tây?

Khoai tây là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như kháng viêm, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch,...  Tuy nhiên, không phải ai cũng nên tiêu thụ chúng một cách thoải mái.
Ai không nên ăn khế?

Ai không nên ăn khế?

Khế là loại quả phổ biến, vừa có thể ăn sống vừa chế biến thành món ăn. Không chỉ để tạo mùi vị mà quả khế còn có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng nên ăn khế.
back to top