Thực đơn vàng cho người máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, chế độ ăn uống không hợp lý, thừa chất, ít vận động là nguyên nhân hàng đầu gây béo phì, mỡ máu cao.

Mỡ máu cao có thể để lại biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, gan, thận…Điều chỉnh chế độ ăn cũng là cách để kiểm soát tác hại của mỡ máu:

Ngũ cốc nguyên hạt

Hạt ngũ cốc rất giàu các chất xơ bão hòa, có tác dụng giảm hấp thu đồng thời giảm lượng cholesterol và chất béo trong máu, từ đó giúp giảm mỡ máu và ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt còn chứa ít chất béo và giúp bạn cảm thấy no, không muốn ăn vặt.

Nên tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt với lượng ít nhất là 1 khẩu phần ăn mỗi ngày để thay thế chế độ ăn nhiều dầu mỡ.

Các loại đậu

Việc bổ sung các loại đậu vào bữa ăn được nhận định là có hiệu quả trong việc làm giảm mỡ máu. Nguyên nhân là do trong đậu chứa một hàm lượng chất xơ và vitamin có tác dụng đào thải cholesterol xấu (LDL – c) ra khỏi cơ thể.

Bạn nên ăn từ 2 – 3 bữa ăn chế biến từ đậu mỗi tuần. Có thể luộc, hoặc chế biến bằng dầu thực vật để mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.

Thực phẩm giúp hạ mỡ máu

Thực phẩm giúp hạ mỡ máu

Dầu oliu

Dầu oliu chứa hàm lượng triglyceride thấp, được dùng thay thế các loại chất béo no giúp giảm cholesterol xấu và duy trì cholesterol tốt cho cơ thể. Vì vậy mà dầu oliu được đánh giá là một trong những thực phẩm tốt cho việc giảm mỡ máu.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng chỉ nên dùng tối đa 2 thìa canh dầu oliu mỗi ngày, do trong thành phần của nó chứa hàm lượng calo khá cao.

Dưa chuột

Dưa chuột chứa nhiều chất xơ có khả năng cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng đào thải và giảm hấp thu cholesterol vào máu. Đồng thời, có tác dụng ngăn chặn quá trình chuyển hóa đường thành chất béo, tốt cho việc giảm cân. Ngoài ra, dưa chuột còn có nhiều tác dụng khác như thanh nhiệt, giải khát, lợi niệu…

Theo lời khuyên của các chuyên gia, nên ăn đều đặn 1 quả dưa chuột mỗi ngày để giảm mỡ máu và ngăn ngừa tiểu đường và các biến cố về tim mạch.

Ớt chuông

Ớt có tác dụng làm giảm mỡ máu do có chứa hàm lượng vitamin C cao (cao nhất trong các loài thực vật). Vitamin C là chất được đánh giá là có ích trong việc cải thiện vi tuần hoàn và giảm cholesterol máu đáng kể.

Nhưng do ớt có vị cay nóng nên ăn quá nhiều có thể gây đau dạ dày, tiêu chảy, nóng ruột… Vậy nên, nên ăn ớt khoảng 1 – 2 ngày một lần với 1 lượng khoảng 10g để đạt được những lợi ích sức khỏe tốt nhất.

Súp lơ

Súp lơ có nhiệt lượng thấp, hàm lượng chất xơ cao, đồng thời còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là flavonoid. Flavonoid là chất có tác dụng hiệu quả trong việc loại bỏ cholesterol bám trên thành mạch giúp giảm mỡ máu. Ngoài ra, súp lơ còn có thể ngăn chặn quá trình kết tập tiểu cầu, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Để các thành phần trong súp lơ phát huy hết tác dụng, bạn nên ăn khoảng 500g súp lơ luộc mỗi ngày.

Mướp đắng

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, là thực phẩm giàu vitamin B1, vitamin C và nhiều khoáng chất có tác dụng tốt trong việc giảm mỡ máu và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Mướp đắng còn có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu nhờ khả năng kích thích bài tiết insulin.

Không sử dụng quá 2 quả mướp đắng trong mỗi bữa ăn, và không sử dụng quá 4 lần/tuần.

Bắp cải

Bắp cải cũng như súp lơ, chứa một lượng chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa mỡ máu. Lượng chất xơ có trong những loại rau này có khả năng làm giảm hấp thu cholesterol, tăng cường quá trình chuyển hóa và đào thải mỡ máu.

Mỗi ngày, bạn nên ăn khoảng 500g bắp cải. Nên chế biến dưới dạng salad hoặc luộc để giữ được tối đa các chất dinh dưỡng.

Cần tây

Là một trong những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ có tác dụng làm tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, cần tây giúp loại bỏ mỡ thừa khi tiêu hóa trong đường ruột. Một nghiên cứu còn cho thấy, việc thường xuyên ăn cần tây giúp giảm cholesterol, giúp giảm mỡ máu rất tốt, ngoài ra còn có tác dụng hạ huyết áp.

Nên ăn 4-8 cọng cần tây mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt cho sức khỏe.

Cà rốt

Cà rốt là thực phẩm giàu acid amin, các enzym, chất khoáng và chất xơ. Đây đều là những thành phần tốt cho bệnh nhân bệnh mạch vành. Đặc biệt, trong cà rốt có chứa quercetin (1 loại flavonoid), đã được chứng minh là rất tốt trong việc tăng cường lưu thông động mạch vành, giảm mỡ máu và hạ huyết áp.

Chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi ngày nên ăn khoảng 25g cà rốt để giảm mỡ máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Táo

Trong táo chứa 1 loại chất xơ tan trong nước có tên là pectin. Chất này khi vào trong cơ thể sẽ làm tăng độ nhớt đường ruột, dẫn đến giảm hấp thu cholesterol, từ đó giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm mỡ máu.

Tuy nhiên, trong táo có chứa đường nên những bệnh nhân mắc đái tháo đường không nên sử dụng nhiều. Mỗi ngày chỉ nên ăn 1 quả táo để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Omega-3

Omega-3 là sản phẩm tuyệt vời để cải thiện vấn đề mỡ máu toàn phần, đặc biệt là Triglycerides. Nếu cơ thể tích tụ Triglyceride quá lớn sẽ khiến chỉ số mỡ m.áu Triglyceride cao và gây hại cho cơ thể. Triglyceride bám vào các thành mạch gây nên các mảng mỡ bám trên động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu. Chỉ số mỡ máu Triglyceride cao cảnh báo nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đột quỵ...

Vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc hạ mỡ máu được bác sĩ kê (nếu có) thì bổ sung thêm Omega-3 vào khẩu phần ăn và điều chỉnh chế độ ăn là cực kỳ quan trọng và rất hiệu quả.

*BS Nguyễn Xuân Tuấn (Giảng viên Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội)

Theo Đời sống
Loại nước tốt cho tuyến giáp uống thường xuyên u, nhân xơ không phát triển

Loại nước uống tốt cho tuyến giáp

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, việc lựa chọn loại nước uống phù hợp cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Biết chọn đúng loại uống còn có thể kìm hãm nhân xơ phát triển.
Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Không chỉ là một món hải sản thơm ngon, bạch tuộc còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp ăn món này.
back to top