“Khỏi bệnh” vẫn không được bỏ thuốc

Sau một thời gian uống thuốc, thấy huyết áp xuống thì bỏ không uống thuốc nữa hoặc uống thuốc không đều là không đúng.

Hỏi: Bố tôi bị cao huyết áp, hàng tháng phải uống thuốc để giữ huyết áp ổn định. Nhiều năm nay bố tôi luôn giữ huyết áp ở mức trung bình nhưng mới đây đi khám, bác sĩ phát hiện ông bị gút và thận yếu. Hiện bố tôi phải uống rất nhiều loại thuốc trong khi căn bệnh huyết áp đã gần như khỏi thì có cần duy trì thuốc tiếp không ?

Nguyễn Mạnh Hà (Quảng Trị)

Đau đầu vì huyết áp tăng.

PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng,Tổng thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết, tăng huyết áp phải điều trị lâu dài, không được bỏ giữa chừng và cần tuân thủ uống thuốc đều đặn.

Điều trị tăng huyết áp không phải như điều trị các bệnh nhiễm trùng khác. Sau một thời gian uống thuốc, thấy huyết áp xuống thì bỏ không uống thuốc nữa hoặc uống thuốc không đều là không đúng. Bỏ thuốc sẽ khiến huyết áp tăng trở lại.

Khi dùng thuốc điều trị huyết áp, thường bác sĩ phải phối hợp nhiều loại như điều trị rối loạn mỡ máu, điều trị suy thận, điều trị mạch vành, bệnh mạch máu não…Vì vậy, thông thường phải điều trị tăng huyết áp đạt huyết áp mục tiêu cộng với điều trị khống chế tất cả các yếu tố nguy cơ khác.

Do người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh cùng lúc, phải uống nhiều loại thuốc và không bỏ được loại nào nên uống thuốc cần theo giờ do bác sĩ quy định. Uống thuốc nọ cách thuốc kia một khoảng thời gian để không có tác dụng phụ.

PV ghi

Theo Đời sống
Nhập viện vì... nghẹn gân bò

Nhập viện vì... nghẹn gân bò

Dị vật đường ăn rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn, nuốt đau, nuốt khó, không ăn uống được cho bệnh nhi, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng tạo ổ mủ trong thực quản nếu dị vật bị sót lại.
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top