Khó thở do viêm thanh quản bạch hầu

(khoahocdoisong.vn) - Dấu hiệu khó thở thanh quản (KTTQ) diễn biến từ từ nhưng gây tử vong nhanh đòi hỏi phải phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Hỏi: Con tôi ho, nói, khóc giọng khàn và khó thở nhiều. Gia đình đưa cháu đi khám được kết luận: Khó thở thanh quản - viêm thanh quản bạch hầu. Xin hỏi, đây là một bệnh hay hai? Có nguy hiểm không?

Nguyễn Thị Huyền (Hà Nội)

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Viện trưởng Viện Tai Mũi Họng T.Ư: KTTQ là một hội chứng rất hay gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như: Viêm thanh quản bạch hầu, lao, virus (cúm hoặc sởi), viêm V.A, viêm thanh quản rít... Khó thở thanh quản nói chung, đặc biệt ở trẻ em có nguy cơ gây tử vong vì thanh quản là nơi hẹp nhất đường hô hấp. Đặc điểm của KTTQ là khó thở vào, khó thở nhịp chậm, có tiếng rít, có co kéo (co rút ở hõm trên) và dưới xương ức, khoang gian sườn. Có nhiều nguyên nhân do KTTQ đặc biệt là do viêm nhiễm:

Viêm thanh quản bạch hầu: Thường xuất hiện sau bạch hầu họng. Nguyên nhân do vi khuẩn bạch hầu. Biểu hiện khó thở từ từ và tăng dần. Hội chứng nhiễm trùng: Người bệnh sốt vừa, số lượng bạch cầu đa nhân tăng cao. Hội chứng nhiễm độc: Da xanh tái, dãi ít có hạch ở cổ và vùng góc hàm. Khám họng có giả mạc trắng ở họng, giả mạc trắng xám, khó bóc dễ chảy máu, không tan trong nước. Để muộn khi giả mạc lan xuống thanh quản sẽ có viêm.

Dấu hiệu KTTQ diễn biến từ từ. Nói, khóc giọng khàn. Xuất hiện ho, có khi ho ông ổng. Điều trị nếu khó thở phải mở khí quản cấp cứu. Điều trị bằng kháng sinh liều cao, huyết thanh chống bạch cầu, thuốc trợ tim… theo chỉ định của bác sĩ.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top