Khi bà bầu mắc vẩy nến

(khoahocdoisong.vn) - Phụ nữ mang thai mắc vẩy nến thường lo lắng. Không những lo cho sức khỏe bản thân mà còn lo cho sự an toàn của bé khi phải điều trị thuốc dài ngày.

Thông thường bệnh vẩy nến không ảnh hưởng đến thai nhi. Khi người phụ nữ mang thai, cơ thể có nhiều thay đổi. Có người trước đây mắc vẩy nến thì khi mang thai bệnh lui hẳn. Ngược lại, có người trước mắc bệnh nhẹ nhưng khi mang thai bệnh lại nặng lên. Bệnh vẩy nến liên quan rất nhiều đến yếu tố stress. Nếu người mẹ chịu nhiều áp lực…sẽ làm cho bệnh nặng thêm.

Vẩy nến được cho là bệnh di truyền nhưng các nhà khoa học chưa tìm ra căn cứ di truyền của bệnh. Người ta chỉ nhận thấy nếu bố hoặc mẹ bị vẩy nến thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ 10% bị mắc bệnh vẩy nến. Nếu cả bố và mẹ bị vẩy nến thì nguy cơ đứa trẻ bị vẩy nến tăng lên tới 50%. Cơ chế gây bệnh là do tự miễn, bệnh xảy ra khi các tế bào miễn dịch lympho nhận nhầm da là một cơ quan ngoại lai cần đào thải, do đó đây không phải là một bệnh lây nhiễm.

Biểu hiện sang thương vảy nến rất đa dạng. Vùng da bị ảnh hưởng thường là nơi ma sát nhiều như khuỷu tay, đầu gối. Vẩy nến là bệnh da mãn tính, thường xuất hiện và sau đó tự hết. Bệnh có thể nhẹ, nhưng cũng có thể diễn tiến nghiêm trọng. Cơn bùng phát bệnh thường xảy ra do những vết thương nhỏ, khi bị stress, nhiễm trùng, tiếp xúc với khí hậu lạnh và khô, đôi khi vảy nến có thể xuất hiện mà không có lí do rõ ràng.

Với vẩy nến da đầu, ở mặt, ở cùi chỏ, bàn tay, đầu gối, bàn chân, ngực, phần lưng dưới và những nếp gấp giữa bụng là những nơi vẩy xuất hiện. Móng tay và móng chân là những nơi thường bị tổn thương. Ngoài ra còn xuất hiện viêm da cơ địa. 25% người bệnh có triệu chứng viêm khớp nặng hơn khi bệnh vẩy nến trở nên nghiêm trọng.

Để điều trị vẩy nến cho người bình thường đã nan giải nhưng đối với phụ nữ mang thai còn nan giải hơn. Tất cả các thuốc Tây y điều trị vẩy nến chỉ kiểm soát được triệu chứng, hết một đợt điều trị có thể bệnh lui nhưng một thời gian sau bệnh lại tái phát rất mau. Với phụ nữ mang thai việc dùng thuốc uống, thuốc bôi đều phải theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra có thể điều trị theo Đông y. Lấy 1 nắm lá và ngọn cây muồng trâu rửa sạch, giã nát, cho vào khăn, lọc lấy nước cốt. Dùng bông thấm nước cốt đắp lên vùng da bị tổn thương 2-3 lần/ngày. Nếu không có cây muồng trâu có thể nhổ chục cây lá lốt đem rửa sạch, đun với nước, dùng nước này ngâm vùng da bị vẩy nến và tắm vừa giúp giảm bệnh vừa lành, không ảnh hưởng tới thai nhi.

Lương y Thu Hằng (Phùng Khoang, HN)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top