Cứng khớp, không đi lại được vì uống thuốc Nam trị vẩy nến

(khoahocdoisong.vn) - Khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da liễu TPHCM hiện có khoảng 10 bệnh nhân bị bệnh vẩy nến dạng nặng, biến chứng do sử dụng thuốc không đúng.
Bàn tay anh T. biến dạng vì viêm khớp vảy nến. Ảnh: Đức Hạnh

Bàn tay anh T. biến dạng vì viêm khớp vảy nến. Ảnh: Đức Hạnh

Anh L.V.T (38 tuổi, ngụ tại Vĩnh Long) có bàn tay co quắp, các ngón tay cong queo cứng đờ không thể co duỗi. Anh cho biết, anh bị bệnh vẩy nến suốt 12 năm nay, lúc đầu chỉ là một ít vẩy ở 2 cùi chỏ. Do ở quê nên ai mách thuốc gì, chỉ chỗ nào là anh đến mua thuốc ở đó. Anh không thể nhớ đã uống bao nhiêu loại thuốc Nam, thuốc Bắc, thậm chí tiêm rất nhiều thuốc trong khoảng 6 năm.

Lúc mới tiêm, bệnh anh đỡ trông thấy nhưng sau đó bệnh bùng phát nặng hơn. Toàn thân anh nổi vẩy đỏ lựng, mỗi buổi sáng ngủ dậy, vẩy rụng đầy trên giường, gom lại được cả chén lớn. Đỉnh điểm của bệnh là anh đỏ toàn thân, các khớp tay chân cứng đờ, đi lại khó khăn, sốt cao.

BS Hoàng đang khám lại cho anh T.

BS Hoàng đang khám lại cho anh T.

Nhập viện, anh được chẩn đoán bị vẩy nến biến chứng thành vẩy nến dạng khớp. Sau một thời gian dài điều trị tích cực, tình trạng bệnh đã cải thiện trông thấy, các khớp tay chân đỡ đau nhức nhưng khớp ngón tay đã bị co cứng không thể phục hồi.

Một trường hợp khác là ông Đ.V.H (sinh năm 1965, ngụ tại quận 7 TPHCM) bị vẩy nến 6 năm. Bệnh của ông bùng phát rất nhanh, chỉ khoảng 1-2 tuần sau khi ông uống thuốc Nam. Toàn thân ông nổi vẩy đỏ, sau đó ông cũng tìm đến chữa tại nhiều nơi theo lời mách bảo của bạn bè hoặc trên mạng nhưng càng chữa, bệnh ông càng nặng.

Khi đến Bệnh viện Da liễu TPHCM, ông không thể tự đi lại cũng như làm các hoạt động vệ sinh cá nhân cơ bản, toàn thân nổi vẩy đỏ, thậm chí mụn mủ.

Tình trạng vảy nến của ông H. vẫn khá nặng. Ảnh: Đức Hạnh

Tình trạng vảy nến của ông H. vẫn khá nặng. Ảnh: Đức Hạnh

BS Nguyễn Vũ Hoàng, Phó trưởng khoa Lâm sàng 2 cho biết, đây là những trường hợp biến chứng nặng của bệnh vẩy nến. Phần lớn các ca nặng này là hậu quả của việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, đặc biệt các loại thuốc tiêm có chứa corticoid. Hiện tại khoa Lâm sàng 2 có đến 50% bệnh nhân bị vảy nến, trong đó có khoảng 10 bệnh nhân nặng.

BS Hoàng khuyến cáo, vẩy nến là bệnh mãn tính, hiện chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có các loại thuốc kiềm chế bệnh lan rộng và làm sạch da. Bệnh này hoàn toàn không lây nhiễm, chỉ do di truyền, tuy nhiên do tình trạng phát ngoài da nên khiến nhiều người thấy sợ hãi, né tránh và kỳ thị bệnh nhân vẩy nến.

Ông H. bị vảy nến toàn thân. Ảnh: Đức Hạnh

Ông H. bị vảy nến toàn thân. Ảnh: Đức Hạnh

Khi bị bệnh, bệnh nhân nên đến các chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị theo phác đồ, hoàn toàn không nên tìm đến những nơi không có chuyên khoa, uống thuốc không rõ nguồn gốc, không nên tắm các loại lá vì có thể làm bệnh phát nặng hơn, gây nhiễm trùng da, thậm chí nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, nguy hiểm đến tính mạng.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Hoạt động của não bộ hoàn toàn phụ thuộc vào sự nạp máu. Nếu việc nạp máu cho não bộ bị ngưng lại dù chỉ 2 phút sẽ tổn thương nghiêm trọng. Để tăng tuần hoàn não, ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc, tập luyện giữ vai trò quan trọng.
back to top