Kết hợp thuốc điều trị nấm thực quản mang hiệu quả cao

(khoahocdoisong.vn) - Tình trạng viêm thực quản do nhiễm nấm thường gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, cũng có khi gặp ở bệnh nhân có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Triệu chứng thường gặp là nuốt khó, nuốt đau.

Gia tăng bệnh nhân nhiễm nấm thực quản

Theo các tác giả của Nhật Bản năm 2015 công bố  tỷ lệ bệnh nhân bị nhiễm nấm thực quản ở những người có hệ  miễn dịch khỏe mạnh ngày càng gia tăng. Nấm Candida là tác nhân phổ biến nhất gây viêm thực quản với hình ảnh điển hình trên nội soi là các mảng nhầy trắng hoặc vàng không bị rửa trôi bằng nước, chủ yếu là nấm Candida albicans, các chủng khác có thể gặp là Candida glabrata, Candida tropicalis, Candida parasilosis, Candida krusei.

Nấm thực quản do Candida được khuyến cáo điều trị như với nấm toàn thân và Fluconazole là thuốc được khuyến cáo trong hầu hết các trường hợp. Với bệnh nhân kháng thuốc nhóm Azole dùng Echinocadin hoặc Amphotericin.Trong trường hợp triệu chứng không điển hình, điều trị không hiệu quả mới tiến hành soi cấy nấm.

Phác đồ kết hợp thuốc mang hiệu quả điều trị cao

Theo ThS.BS Vũ Thị Vựng, Viện Nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa gan mật, để điều trị nấm thực quản do Candida, trước đây ta thường dùng Fluconazole- thuốc kháng nấm toàn thân liều cao ngày đầu tiên, theo sau liều 100-200mg/ngày và dùng từ 14-30 ngày cho đến khi hết nấm. Fluconazole gây ảnh hưởng chức năng gan. Bên cạnh đó có thể sử dụng Nystatin là thuốc điều trị nấm tại chỗ và không bị hấp thu qua da hay niêm mạc, hầu như không độc và không gây mẫn cảm. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ nhạy của Nystatin với nấm Candida ở miệng là 100% và Nystatin được khuyến cáo dùng cho trẻ sơ sinh bị nấm khi dùng Fluconazol không đáp ứng.

Về cơ chế tác dụng của hai loại thuốc trên, Fluconazol giúp ức chế enzym ngăn chặn tổng hợp ergosterol; Nystatin liên kết với ergosterol làm thay đổi tính thấm của màng tế bào với các ion K+, Mg++. Fluconazol có tác dụng kìm khuẩn, Nystatin có tác dụng diệt khuẩn. Nghiên cứu này đã mở ra hướng điều trị mới cho người bệnh viêm thực quản do nhiễm nấm bởi hiện nay các nghiên cứu về nhạy cảm của các thuốc điều trị nấm thực quản còn hạn chế.

Từ trước tới nay ta chưa có phác đồ phối hợp  Fluconazol+ Nystatine, đặc biệt ở bệnh nhân không đáp ứng Fluconazol. Tại Viện Nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa gan mật, từ tháng 11/2017 đến tháng 2/2019 các bác sĩ đã tiến hành nghiên cứu trên 154 bệnh nhân nhiễm nấm Candida thực quản, tuổi thấp nhất là 18, cao nhất là 81. Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân nhiễm nấm thực quản trên nội soi đường tiêu hóa trên, có kết quả soi tươi dương tính và bệnh phẩm được gửi nuôi cấy. Không nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư, phụ nữ mang thai, cho con bú, bệnh nhân có men gan cao hoặc điều trị viêm gan trong vòng 2 tháng, bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc điều trị nấm. 

Sau điều trị phác đồ kết hợp thuốc, 94,7% bệnh nhân có kết quả tốt, cao hơn nhiều so với số bệnh nhân không theo phác đồ kết hợp thuốc. Phác đồ này điều trị tốt cho các loại nấm Candida albicans, Candida krusei, Candida glabrata, Candida ssp, tỷ lệ tác dụng không mong muốn thấp.

Box: Bệnh nấm thực quản rất dễ nhìn thấy khi khám vì các mảng trắng bám vào niêm mạc miệng, lưỡi và họng một cách riêng lẻ hoặc kết nối với nhau. Tuy nhiên khi nhìn thấy rõ các mảng bám trong niêm mạc miệng là bệnh nấm thực quản đã ở giai đoạn nặng. Còn nếu các mảng bám nằm ở cuối lưỡi hoặc đầu họng thì mắt thường khó nhìn thấy vì đang nằm trong giai đoạn viêm thực quản nên triệu chứng lâm sàng không rõ ràng.

Hệ thống đường tiêu hóa của cơ thể người trải dài từ miệng đến hậu môn với nhiều phần khác nhau. Do sống ký sinh nên nấm Candida có thể khu trú ở một số địa điểm trọng yếu như thực quản, dạ dày hoặc đại tràng. ở bất cứ vị trí nào chúng cũng có thể tấn công toàn bộ đường tiêu hóa và gây nên nhiều triệu chứng khác nhau.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top