Ít tuổi đã mắc bệnh huyết áp

(khoahocdoisong.vn) - Trong những năm gần đây bệnh tăng huyết áp đang có chiều hướng trẻ hóa, tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp từ 25 tuổi trở lên đã tăng lên đến 47% vào cuối năm 2018, trong khi 10 năm trước đó, con số này chỉ dừng ở mức 25%.

Hỏi: Em năm nay mới hơn 30 tuổi, hôm vừa rồi đi công tác em có uống chút rượu thế mà không hiểu sao em bị thở gấp, da tái xanh, nôn ói. Bạn bè đưa vào viện, bác sĩ nói em bị tăng huyết áp, cẩn thận không đột quỵ. Xin bác sĩ cho biết, tại sao em còn ít tuổi mà đã bị bệnh này?

Lê Văn Tiến (Hà Đông)

PGS.TS.BS Phạm Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hội Tim mạch học VN cho biết, trong những năm gần đây bệnh tăng huyết áp đang có chiều hướng trẻ hóa, tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp từ 25 tuổi trở lên đã tăng lên đến 47% vào cuối năm 2018, trong khi 10 năm trước đó, con số này chỉ dừng ở mức 25%. Người mắc tăng huyết áp không có biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, thậm chí đa số không biết mình bị bệnh. Các dấu hiệu xa như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ nhẹ, dấu hiệu gần như đau nhói vùng tim, suy giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ bừng, da tái xanh, nôn ói, hồi hộp, đánh trống ngực, hốt hoảng. Trường hợp trẻ tuổi đã mắc bệnh tăng huyết áp thì phải điều trị để giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định, dưới 140/90 mmHg. Để chữa trị căn bệnh này, cần thay đổi lối sống, hạn chế sử dụng muối, tránh các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như mỡ, gan, tạng động vật, không hút thuốc lá, rượu bia, kể cả các chất kích thích như trà, cà phê; nên bổ sung nhiều trái cây và rau xanh, ăn cá thay thịt, dùng sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt... Mỗi ngày dành ra 30 phút để tập thể dục. Uống thuốc theo chỉ dẫn, tránh trường hợp không tái khám, dùng lại thuốc theo đơn cũ.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top