Hy vọng mới cho người bệnh ung thư máu ác tính

Các nhà khoa học Mỹ cho biết đang thử nghiệm loại thuốc có khả năng chữa khỏi ung thư ác tính cho 30% bệnh nhân.

Trong thử nghiệm giai đoạn I vừa được công bố trên tập san khoa học Nature, các nhà khoa học nhận thấy thuốc Revumenib đã chữa khỏi hoàn toàn bệnh ung thư máu ác tính ở 1/3 số bệnh nhân.

TS Scott Armstrong, người hướng dẫn nghiên cứu, chuyên gia về ung thư máu tại Viện Ung thư Dana-Farber ở Boston, Massachusetts (Mỹ) cho biết, kết quả là "rất đáng khích lệ". Tuy nhiên, ông Scott Armstrong cũng cho rằng, cần phải nghiên cứu thêm để chứng minh hiệu quả của thuốc.

Ảnh minh họa - Nguồn: Unsplash

Ảnh minh họa - Nguồn: Unsplash

Nếu các thử nghiệm nghiêm ngặt hơn thành công, họ sẽ nộp đơn xin Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt vào cuối năm nay.

Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã sử dụng thuốc Revumenib cho 68 bệnh nhân bị tái phát bệnh bạch cầu hoặc bệnh bạch cầu không đáp ứng với điều trị. Gần như tất cả đều mắc bệnh bạch cầu với đột biến NPM1 hoặc KMT2A.

Bệnh nhân được yêu cầu dùng thuốc dưới dạng viên nang, 2 lần một ngày - với mỗi liều cách nhau 12 giờ và được theo dõi trung bình khoảng 1 năm.

Kết quả cho thấy, 30% ca bệnh đã khỏi bệnh hoàn toàn, tất cả các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư đã biến mất. Thời gian trung bình để khỏi bệnh hoàn toàn là 2 tháng. 53% bệnh nhân cho thấy sự giảm thiểu của bệnh.

Tuy nhiên, gần như tất cả các bệnh nhân đều gặp tác dụng phụ, phổ biến nhất là nhịp tim không đều và buồn nôn.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top