Hơn 88.800 liều vắc xin phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ không ghi nhận phản ứng nghiêm trọng

Bộ Y tế đã phân bổ hơn 2,3 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 để tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 5 - dưới 12 tuổi. Đến nay đã có 88.820 liều được tiêm. Hiện chưa ghi nhận các phản ứng nghiêm trọng, tỷ lệ phản ứng thông thường sau tiêm thấp hơn thông báo của nhà sản xuất.

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, đến chiều ngày 20/4, cả nước đã có 88.820 liều vắc xin phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Công tác tiêm chủng cho trẻ trong độ tuổi này tiếp tục được đẩy mạnh, "tiêm đến đâu an toàn đến đó".

Việt Nam bắt đầu tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi từ ngày 14/4. Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước tiêm cho trẻ trong độ tuổi này.

Tiếp đó, từ ngày 16-19/4, các tỉnh, thành phố là TP HCM, TP Hà Nội, Lào Cai, Bình Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Nam, Hải Dương... đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.

tiem-pu.jpg
Hơn 88.800 liều vắc xin phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ không ghi nhận phản ứng nghiêm trọng.

Ngày 20/4,nhiều tỉnh thành như: Thừa Thiên Huế, Hải Phòng, Nghệ An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang... cũng đã tiến hành tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Học sinh lớp 6 tiêm trước, sau đó hạ dần lứa tuổi.

Đến ngày 18/4, cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ hơn 2,3 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 để tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 5 - dưới 12 tuổi. Vắc xin đã được chuyển đến các địa phương để phục vụ nhu cầu tiêm chủng.

Đến nay đã có 88.820 liều vắc xin phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Trong những ngày đầu triển khai ghi nhận một số trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm, chủ yếu là sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, đau đầu, mệt mỏi... Không ghi nhận trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi.

Sơ bộ ban đầu tỷ lệ phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi thấp hơn thông báo của nhà sản xuất. Công tác an toàn tiêm chủng được thực hiện nghiêm túc tại tất cả các tuyến.

Liên quan việc chăm sóc trẻ sau tiêm chủng, TS. BS Lê Kiến Ngãi - Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viênh Nhi TW chỉ rõ các mốc thời gian gia đình cần lưu ý là 30 phút, 24 giờ, một tuần và 28 ngày.

Với trẻ em sau tiêm 3 ngày và trở lại trường học, gia đình và thầy cô sẽ cần có sự phối hợp chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe của trẻ.

Cụ thể, trẻ cần tránh vận động mạnh trong thời gian này. Các hoạt động thể lực phải được điều chỉnh để tránh nhầm lẫn với các phản ứng sau tiêm.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Hoạt động của não bộ hoàn toàn phụ thuộc vào sự nạp máu. Nếu việc nạp máu cho não bộ bị ngưng lại dù chỉ 2 phút sẽ tổn thương nghiêm trọng. Để tăng tuần hoàn não, ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc, tập luyện giữ vai trò quan trọng.
back to top