Học sinh đánh nhau do bị khủng hoảng tinh thần từ chính lớp học

(khoahocdoisong.vn) - Qua phân tích các vụ việc học sinh đánh nhau, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú cho biết, có nguyên nhân xuất phát do bị khủng hoảng tinh thần, tâm lý từ chính nhà trường, lớp học.

Nhà trường chưa đủ sức trở thành tấm gương

Tòa án Nhân dân huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) quyết định sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm vụ nữ sinh lớp 9 Trường THCS Phù Ủng bị nhóm bạn lột quần áo, đánh hội đồng phải nhập viện vào ngày 29/10 tới.

Vụ việc này đã gây nhức nhối dư luận trong suốt thời gian qua. Và cùng với một loạt các vụ việc bạo lực học đường khác, đã đặt ra vấn đề về việc giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh như thế nào.

Đặc biệt là vai trò của nhà trường ra sao trong việc này, khi mà hầu hết các vụ việc xảy ra đều phát hiện do tung clip lên mạng, đã không có sự can thiệp kịp thời từ phía nhà trường, các thầy cô giáo.

Trao đổi với KH&ĐS về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học – Tâm lý – Giáo dục Việt Nam cho biết: “Phân tích các vụ việc xảy ra, đặc biệt là các vụ việc gây những hậu quả đau lòng chúng tôi nhận thấy rằng, đa số các em là các đối tượng gây bạo lực đã bị quá căng thẳng về tinh thần tâm lý, niềm tin dẫn đến khủng hoảng không kiềm chế được cảm xúc, rối loạn về hành vi.

Trong đó, có sự khủng hoảng tinh thần tâm lý ngay trong chính nhà trường trong lớp học mà mình đang học”.

Cụ thể, các em đã bị mất niềm tin về đạo đức con người mất niềm tin về sự công bằng bình đẳng đạo lý ngay trong trường, trong lớp.

Các em tự cho mình đã có những hành xử đúng, nhưng các thầy các cô các bạn đã không công bằng, đã cho rằng mình bị xử ép bị trù dập. Bởi thế, mình phải biết tự bảo vệ mình, dồn cơn tức giận vừa xảy ra vào đối tượng đã có vướng mắc với mình để thỏa cơn tức giận,

Đặc biệt, nhà trường đã chưa đủ sức trở thành tấm gương, nguồn sức mạnh giáo dục răn đe con trẻ. Tập thể lớp học không mạnh, chưa đủ sức định hướng các giá trị đạo đức tốt đẹp cho các em.

Bầu không khí lớp học thiếu lành mạnh, kỷ luật, kỷ cương lớp học không nghiêm. Cái sai không được phân tích, phê phán, những điều tốt đẹp không được biểu dương, các vụ việc xảy ra lại bị xử lý thiếu khách quan công bằng.

“Liên quan đến điều này phải kể đến đội ngũ thầy cô giáo. Nhiều thầy cô đã tạo nên áp lực học tập quá mức không cần thiết, thiếu minh bạch, công tâm, đôi lúc chưa thực hiện sự gương mẫu mẫu trước các em trong giáo dục, chưa coi trọng tình người, còn nể nang. Trong giáo dục chưa coi trọng tình người, còn nể nang, trù úm học sinh có những biểu hiện đạo đức yếu kém.

Ngoài ra, các em chịu tác động xúi bẩy của một số người hoặc một nhóm bạn xấu trong lớp mà nhà trường thầy cô giáo chưa biết cách ngăn chặn kịp thời”, ông Phú chia sẻ.

 “Gieo thói quen, gặt tính cách”, rèn đạo đức từ việc làm nhỏ

Đồng quan điểm với GS.TS Nguyễn Ngọc Phú về vai trò quan trọng của nhà trường trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, TS Võ Thế Quân, Hiệu trưởng Trường THPT Đông Đô cho biết, nhà trường đã luôn kiên trì thực hiện có hiệu quả các giải pháp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.

Trong đó, đặc biệt phải kể đến bộ quy tắc ứng xử đối với các cán bộ giáo viên của và học sinh.

Theo ông Quân, thói quen tốt của con người không phải tự nhiên mà có mà cần phải có quá trình rèn luyện thì mới hình thành được.

Với quan niệm gieo suy nghĩ gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận. Suy nghĩ tích cực sẽ dẫn đến hành động tích cực, hành động tích cực sẽ dẫn đến kết quả tốt, với mục đích giúp cho học sinh rèn để được các thói quen tốt, nhà trường đã xây dựng và rèn luyện cho các em thực hiện 10 thói quen tốt.

Cụ thể, 10 thói quen tốt đó là: (1) học tập chuyên cần, (2) đi học đúng giờ, ra vào lớp đúng giờ. (3) thái độ nghiêm túc trong giờ học,  (4) nghiêm túc trong sinh hoạt tập thể,  (5) trang phục, phù hiệu, giày dép, đầu tóc đúng quy định, (6) giao tiếp văn minh, lịch sự, (7) lễ phép,  kính trọng ông bà, cha mẹ thầy cô cán bộ nhà trường, (8) văn hóa ứng xử khi ăn ngủ trưa, (9) giữ vệ sinh chung, (10) bảo vệ của công tài sản của người khác.

Việc rèn luyện các thói quen tốt tưởng như nhỏ nhặt đối với học sinh nhưng lại rất cần thiết vì khi có được những thói quen tốt này thì sẽ có được nhiều thói quen tốt khác và đích cuối cùng là rèn cho các em có suy nghĩ tích cực hành động tích cực kết quả tốt.

Ông Quân chia sẻ, quy trình đào tạo đạo đức của nhà trường có 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có các trọng tâm giáo dục đạo đức cho học sinh với những nội dung phù hợp với tình hình cụ thể từng giai đoạn, từng năm học.

Ví dụ giai đoạn 2, năm học 2019 2020, lấy trọng tâm giáo dục học sinh thực hiện 4 phải và 4 không.

4 không đó là không đi xe máy đến trường, không sử dụng điện thoại di động trong trường;  không hút thuốc lá, không ăn kẹo cao su và quà vặt; không nói tục chửi bậy không gây gổ đánh nhau; không vứt rác ra lớp và các khu vực trong xung quanh trường.

4 điều phải thực hiện là: Phải đi học đúng giờ, thực hiện đúng nề nếp ăn trưa, ngủ trưa; phải đeo phù hiệu, trang phục nghiêm túc, đầu tóc thực hiện đúng quy định; phải trật tự trong giờ học và chuẩn bị bài chu đáo; phải thực hiện nghiêm túc luật giao thông đường bộ luật phòng chống tác hại của thuốc lá.

Giáo viên chủ nhiệm sẽ là người triển khai các hoạt động giáo dục đạo đức đến các em học sinh qua các hoạt động như sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ, đồng thời sẽ theo dõi hàng ngày xử lý nhắc nhở, rút kinh nghiệm học sinh vi phạm.

Hằng tuần, hằng tháng, cuối giai đoạn có sự đánh giá, nhận xét, xếp loại học sinh có trách nhiệm thực hiện tốt các trọng tâm giáo dục đạo đức mà nhà trường đề ra.

Hằng tháng, nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm triển khai đến các em học sinh viết một bài giáo dục đạo đức gắn với chủ đề từng tháng. Ví dụ, tháng 9 viết  về văn hóa giao thông, tháng 10 về phòng chống HIV AIDS. Thông qua các bài giáo dục đạo đức này, giáo viên chủ nhiệm phân tích giảng giải giúp em tránh xa các tệ nạn xã hội, biết cách ứng xử phù hợp, không để dẫn đến những tình hình phức tạp.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top