Học sáng tạo giúp trẻ hào hứng khi nghỉ phòng tránh dịch

(khoahocdoisong.vn) - Học văn bằng cách thuyết trình, ghi âm lại; làm bài tập gửi qua mạng cho cô giáo chấm… là những cách học sáng tạo giúp trẻ hào hứng, tự giác học tập khi không đến trường do dịch corona.

Những cách học sáng tạo

Thời gian học sinh nghỉ học để phòng chống dịch do virus corona đã bước sang tuần thứ hai. Ngay ở tuần đầu tiên nghỉ học, không ít trường đã ngay lập tức chuyển sang phương pháp dạy trực tuyến. Với phương pháp này, học sinh dù ở nhà cũng vẫn cập nhật bài giảng, thậm chí tương tác tốt với giáo viên, các bạn, không khác nhiều như khi ở lớp học bình thường.

Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có điều kiện thực hiện được điều đó. Nhưng bằng những nỗ lực và sáng tạo của mình, nhiều thầy cô vẫn giúp các em học sinh có cảm hứng học tập ngay cả khi không đến lớp.

Cô giáo Hồng Nhung, Trường THPT Hạ Hòa, Phú Thọ chia sẻ, một trong những cách mà cô áp dụng để khuyến khích học sinh học trong những ngày nghỉ do dịch này là nhắn, yêu cầu học sinh xem một số bộ phim trong danh sách mà cô gửi, sau đó làm bài văn, phát biểu về một vấn đề đặt ra trong phim, gửi cho cô chấm điểm. Điểm này có thể được lấy vào điểm 15 phút.

Hoặc, học sinh ghi âm một phần đọc diễn cảm một đoạn thơ mới trong chương trình. Sau đó trình bày phần cảm nhận và gửi băng cho cô, cô chấm điểm. Điểm này có thể được lấy vào điểm miệng.

Trong phần băng ghi âm, là giọng đọc truyền cảm của một em học sinh với khổ đầu của bài thơ “Tràng Giang” (Huy Cận). Đọc xong phần thơ, là phần trình bày phân tích, rất mạch lạc, rõ ràng.

“Học sinh rất tỏ ra cực kỳ hứng thú với cách học này, khi được thoải mái trình bày quan điểm của mình. Đặc biệt, có em bình thường rất nhút nhát, thì khi học theo cách này lại mạnh dạn, và làm rất tốt”, cô Nhung chia sẻ.

Cô Nhung cho biết, phương pháp này, cô cũng “học lại” từ của một cô giáo tiếng Anh. Trong những ngày nghỉ dài do dịch bệnh, mà chưa biết khi nào sẽ chấm dứt, thì việc giúp các em có hứng thú với việc học, ôn tập bài sẽ rất tốt. Giúp các em không sa đà vào các trò chơi điện tử, hoặc khó bắt nhịp lại với bài vở khi đi học trở lại.

Một cách phổ biến mà nhiều trường áp dụng trong những ngày nghỉ này, đó là giao phiếu bài tập cho học sinh qua mạng. Học sinh sẽ làm bài vào phiếu, sau đó lại gửi phiếu qua mạng để các thầy cô giáo chấm.

Mỗi sáng, em Nguyễn Nguyên Khôi (Trường THCS Nam Trung Yên, Hà Nội) lại được mẹ cho xem các phiếu bài tập, dặn dò ôn tập của các môn mà cô giáo chủ nhiệm gửi qua nhóm chat phụ huynh. Ăn sáng xong, em ngồi vào bàn học bài. Làm bài xong, em nhờ mẹ chụp ảnh rồi gửi cho cô giáo.

“Em thấy học cách này rất thích, hơn là tự mày mò ôn luyện. Vì làm xong lại được thầy cô xem, chấm điểm, sửa cho lỗi sai, giống như ở trên lớp học. Còn nếu tự học, thì em không biết hôm nay mình học được đến đâu rồi”, em Nguyên Khôi chia sẻ.

Một phụ huynh có con học tiểu học ở Hà Nội cho biết, mới đầu, trường cũng không giao bài về nhà cho các con. Nhưng rồi, các phụ huynh đề nghị, nên giờ các con đã có phiếu bài tập để làm, ôn tập. Và khi con biết là phiếu của các thầy cô gửi, thì học hứng thú hẳn, so với lúc tự học.

Cô giáo Nguyễn Thu Hương (Trường Tiểu học Chân Mộng, Phú Thọ) chia sẻ, trong trường hợp thầy cô giáo có phiếu bài tập cho học sinh, thì phụ huynh có thể cho các con tự ôn tập kiến thức bằng cách mỗi hôm đề nghị, cùng con đặt ra một mục tiêu. Ví dụ, hôm nay mục tiêu phải học thuộc 10 từ mới tiếng Anh; viết được một bài văn; ôn lại phần kiến thức Toán nào… thì sẽ giúp con hứng thú học, và học tốt hơn là để con tự “mày mò” học.

Thầy cô làm việc vất vả, còn hơn cả ngày thường

Kỳ nghỉ của học sinh để phòng chống dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (nCoV) khá đột ngột, khiến nhiều gia đình “trở tay không kịp” trong việc trông giữ con.

Trong những ngày học sinh nghỉ, các giáo viên vẫn sinh hoạt chuyên môn, rồi cùng vệ sinh lớp, trường, trực trường… không hề được nghỉ. Ngoài ra, còn làm phiếu bài tập cho học sinh, chấm bài các em gửi… 

Còn theo cô giáo Hà Song Hải Liên (Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội), vì trường triển khai học trực tuyến cho học sinh, cho nên, giáo viên thậm chí còn vất vả gấp nhiều lần ngày thường. Bởi, một bài giảng trực tuyến thì có thể lưu lại và truyền đi trên mạng. Cho nên, từng câu, từng chữ khi dựng băng, các giáo viên đều phải làm rất chuẩn chỉ, và nội dung được duyệt cũng rất kỹ càng. Có nhiều hôm, 9, 10h đêm giáo viên vẫn ở lại trường, vì đó là giờ giảng trực tuyến cho học sinh.

Các giáo viên chia sẻ, họ mong các phụ huynh chung tay cùng với nhà trường khắc phục khó khăn, đảm bảo sự an toàn cho các con trong những ngày nghỉ do dịch bệnh, và giúp các con học tập đạt hiệu quả tốt nhất.

Theo Đời sống
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Sinh viên VinUni học cách “tư duy khởi nghiệp” – sớm thất bại để sẵn sàng cho thành công

Sinh viên VinUni học cách “tư duy khởi nghiệp” – sớm thất bại để sẵn sàng cho thành công

“Điều chúng tôi muốn hỗ trợ sinh viên là trong quá trình đó các em học được kỹ năng, tư duy khởi nghiệp và trở thành một doanh nhân khởi nghiệp, điều mà các em có thể áp dụng ở mọi mặt của cuộc sống, ngay cả trong đời sống hàng ngày và cả sự nghiệp sau này”, TS Phí Thị Linh Giang, Giám đốc Trung tâm khởi nghiệp, Trường Đại học VinUni chia sẻ.
back to top