Hiểu về suy tim trái và suy tim phải để có cách chữa hiệu quả

Suy tim là biến chứng nguy hiểm của nhiều bệnh lý tim mạch. Suy tim có thể được phân loại thành suy tim phải và suy tim trái với những đặc điểm bệnh lý khác nhau. Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.

Phân biệt suy tim trái và suy tim phải

Suy tim là một hội chứng suy giảm chức năng tâm thất, khiến hoạt động bơm máu của tim trở nên kém hiệu quả. Lúc này, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khó thở, phù mắt cá chân, mệt mỏi, loạn nhịp tim, hụt hơi… khi hoạt động gắng sức.

Người bệnh có thể bị suy tim toàn bộ hoặc chỉ ảnh hưởng đến một phần nhất định, như suy tim trái hoặc suy tim phải. Hiện nay thuật ngữ này chỉ dùng để mô tả vị trí tổn thương dẫn đến suy tim, giúp đánh giá tình trạng và điều trị tốt hơn, không mang ý nghĩ phân loại suy tim.

Suy tim trái

Suy tim trái liên quan đến rối loạn chức năng tâm thất trái, đây cũng là dạng suy tim phổ biến nhất. Vì tâm thất trái có vai trò quan trọng nhất của tim, là nơi nhận máu giàu oxy từ phổi và tâm nhĩ trái, từ đó bơm máu qua động mạch chủ trên đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể.

Ở người bệnh suy tim trái, tâm thất trái co bóp kém hiệu quả và không thể đẩy máu đến các cơ quan. Điều này gây ứ máu tại phổi, làm tăng áp lực tĩnh mạch phổi và gây nên tình trạng khó thở, thậm chí gây tràn dịch màng phổi, phù phổi.

Suy tim làm giảm hoạt động bơm máu của tim

Suy tim làm giảm hoạt động bơm máu của tim

Suy tim phải

Suy tim phải liên quan đến suy giảm chức năng thất phải - là vị trí có vai trò đẩy máu nghèo oxy trở lại phổi để tiến hành trao đổi khí. Ở người bệnh suy tim phải, khả năng bơm máu trở lại phổi của tim kém, dẫn đến ứ máu tại tĩnh mạch ngoại vi và làm tăng áp lực tĩnh mạch toàn thân. Điều này có thể gây phù chân. Suy tim phải cũng ảnh hưởng đến các cơ quan như dạ dày, ruột và nghiêm trọng nhất là gan, gây nên tình trạng sung huyết mạn tính ổ bụng, cổ trướng, xuất huyết tiêu hóa, chán ăn, kém hấp thu thuốc… Suy tim phải cũng là hậu quả cuối cùng của suy tim trái với mức độ nghiêm trọng hơn.

Suy tim là biến chứng của nhiều bệnh lý như tăng huyết áp, hẹp - hở van tim, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, bệnh tim bẩm sinh… Vì thế nếu bạn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao kể trên thì hãy đi khám định kỳ để phát hiện và điều trị sớm bệnh nhé.

Cách cải thiện bệnh suy tim phải và suy tim trái hiệu quả

Để cải thiện suy tim, giảm các triệu chứng khó thở, phù, đau ngực, loạn nhịp tim cũng như kéo dài tuổi thọ, chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp nhiều phương pháp điều trị. Cụ thể:

Áp dụng chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tim

Lối sống và chế độ ăn khoa học mà người bệnh nên áp dụng như sau:

● Không dùng rượu bia và không hút thuốc lá.

● Ăn nhạt dưới 2g muối/ngày.

● Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin từ hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, đậu phụ; bổ sung chất đạm từ cá, thịt gia cầm bỏ da, hạn chế ăn thịt mỡ, nội tạng động vật; bổ sung tinh bột từ gạo lứt, khoai tây, khoai lang…

● Vận động, tập thể dục thường xuyên và giữ tâm lý thoải mái.

Dùng thuốc điều trị suy tim

Các thuốc điều trị suy tim có vai trò giảm triệu chứng và phòng ngừa bệnh tiến triển, giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh. 4 thuốc “trụ cột” trong điều trị suy tim bao gồm:

● Nhóm thuốc ức chế hệ renin-angiotensin như thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) và thuốc ức chế kép (ARNI).

● Thuốc chẹn beta giao cảm.

● Thuốc kháng aldosterone.

● Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose 2 tại ống thận (SGLT2).

Ngoài ra tùy vào từng trường hợp, người bệnh có thể phải dùng thêm các thuốc lợi tiểu nhóm thiazid hoặc furosemid để giảm phù hoặc dùng thêm thuốc cường tim digoxin để phòng nguy cơ đột tử… Người bệnh cần dùng thuốc tây điều trị theo chỉ định của bác sĩ và đi khám định kỳ để được theo dõi hiệu quả điều trị.

Can thiệp phẫu thuật

Bao gồm sửa hoặc thay van tim, nong vành, đặt stent, bắc cầu mạch vành, đặt máy khử rung tim (ICD), máy tái đồng bộ cơ tim (CRT)... tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy tim và tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Dùng TPBVSK Ích Tâm Khang hỗ trợ giảm khó thở, phù do suy tim

Sử dụng thêm TPBVSK Ích Tâm Khang để cải thiện suy tim là giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn hiện nay. TPBVSK Ích Tâm Khang là sản phẩm thảo dược đã được kiểm chứng lâm sàng chứng minh hiệu quả hỗ trợ cải thiện bệnh suy tim. Nghiên cứu được thực hiện trên 60 người được chẩn đoán suy tim, được chia làm 2 nhóm nghiên cứu có sử dụng Ích Tâm Khang và không sử dụng sản phẩm. Kết quả cho thấy:

● 83,33% người dùng đã giảm triệu chứng khó thở, 63,33% giảm được phù do suy tim, 13% giảm được phân độ suy tim từ độ 3 xuống độ 2.

● Hỗ trợ giảm cholesterol TP và LDL-C máu, ổn định huyết động có ý nghĩa so với nhóm chứng.

TPBVSK Ích Tâm Khang giúp tăng cường sức khỏe trái tim

TPBVSK Ích Tâm Khang giúp tăng cường sức khỏe trái tim

Sản phẩm từ thảo dược nên an toàn, không hại gan, thận, phù hợp cho người bệnh suy tim và người có triệu chứng tim mạch (do tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành...).

Liều dùng TPBVSK Ích Tâm Khang là 4 viên/ngày, chia làm 2 lần với người có triệu chứng tim mạch và uống 2 viên/ngày với người có nguy cơ tim mạch, người cao tuổi. Bạn nên uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ và dùng thường xuyên theo mỗi đợt trong 3 tháng để có kết quả tốt hơn.

Để cải thiện hiệu quả bệnh suy tim, bạn hãy áp dụng các cách kể trên và tham khảo sử dụng Ích Tâm Khang bạn nhé.

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top