Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu tăng cường sức khỏe

Thiếu máu là tình trạng khá phổ biến, khiến suy nhược cơ thể, mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn nhịp tim. Vậy nên cần xây dựng thực đơn khoa học và bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất để tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh thiếu máu.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu

Thực phẩm chứa nhiều Sắt

Vì thiếu Sắt là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng thiếu máu nên các bạn cần ăn nhiều những thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, hải sản, sữa, chế phẩm từ sữa, quả hạch, gan động vật, các loại đậu, rau bina, bông cải xanh,…

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Để thúc đẩy sự sản sinh tế bào hồng cầu và tăng cường hệ miễn dịch, hãy bổ sung những trái cây giàu vitamin C sau vào thực đơn của mình: dâu tây, ổi, bắp cải xanh, khoai tây, đu đủ, dưa lưới vàng,… Đặc biệt, việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin C còn góp phần tăng khả năng hấp thụ Sắt của cơ thể.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin B

Việc ăn những thực phẩm giàu vitamin B giúp thúc đẩy sự sản sinh hemoglobin và góp phần giúp máu đỏ, giàu oxy hơn. Chính vì thế, các bạn nên bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B như: cá hồi, nghêu, hàu, các loại hạt thịt bò, ức gà, sữa chua nguyên chất, trứng, sữa,… vào thực đơn của mình để cải thiện chứng thiếu máu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thực phẩm giàu Protein

Nhiều nghiên cứu cho thấy Protein là dưỡng chất quan trọng để duy trì hoạt động của các tế bào hồng cầu và mỗi người trưởng thành nên bổ sung 1,13g protein/kg cơ thể/ngày để đảm bảo mọi hoạt động của cơ thể được diễn ra bình thường. Chính vì thế, các bạn nên bổ sung vào thực đơn những thực phẩm giàu Protein sau đây: chế phẩm từ sữa, gan động vật, các loại hạt, các loại đậu, thịt, rau củ,…

Thực phẩm giàu Đồng

Việc bổ sung những thực phẩm giàu Đồng là vô cùng cần thiết vì Đồng giúp tăng cường khả năng hấp thụ Sắt, góp phần đẩy lùi các triệu chứng của bệnh thiếu máu nhanh chóng. Những loại thực phẩm giàu Đồng là rau xanh, các loại hạt, hải sản, gan động vật,…

Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu tăng cường sức khỏe

Ngày 1

Bữa sáng: 2 lát bánh mì nguyên hạt, 1 cốc sữa và 1 quả chuối, 5-6 hạt hạnh nhân hoặc hạt điều

Ăn nhẹ 1: 1 quả ổi, 1 quả táo

Bữa trưa: Rau xanh, cá

Ăn nhẹ 2: 1 tách trà xanh với bánh quy kem

Bữa tối: Thịt gà, hoặc thịt bò với khoai lang và bông cải xanh

Ngày 2

Bữa sáng: Bột yến mạch, trái cây khô

Ăn nhẹ 1: 1 quả chuối

Bữa trưa: Đậu lăng, khoai tây, rau sống và gà nướng

Ăn nhẹ 2: 1 tách trà xanh với gạo rang

Bữa tối: Thịt lợn nướng, rau bina và đậu

Ngày 3

Bữa sáng: Trứng cuộn với rau bina và cà chua

Ăn nhẹ 1: Bánh mì nướng ngũ cốc nguyên hạt với bơ

Bữa trưa: Rau lá xanh, thịt bò và súp lơ

Ăn nhẹ 2: 1 quả chuối, hạt điều

Bữa tối: Gà hoặc bò sốt cà chua và mì ống

Ngày 4

Bữa sáng: 1 cốc sữa với mật ong, 1 quả kiwi, rau bina

Ăn nhẹ 1: 1 quả ổi, 1 quả cam

Bữa trưa: Khoai tây luộc, bông cải xanh luộc, và cá hun khói

Ăn nhẹ 2: 1 tách trà xanh với 2 bánh quy kem

Bữa tối: Tôm xào với ớt đỏ, súp lơ, cơm

Ngày 5

Bữa sáng: 1 bát yến mạch với sữa và mật ong, 1 quả trứng luộc

Ăn nhẹ 1: 1 quả táo

Bữa trưa: Rau xanh, thịt gà rang

Ăn nhẹ 2: Trái cây sấy khô, và bỏng ngô

Bữa tối: Salad rau, thịt lợn luộc

Ngày 6

Bữa sáng: Bánh mì phết mứt trái cây

Ăn nhẹ 1: Cam và trái cây khô

Bữa trưa: Bánh hamburger nhân thịt bò nạc với rau, khoai lang nướng

Ăn nhẹ 2: Tách trà xanh, bánh quy kem

Bữa tối: Cá hấp, đậu lăng, khoai tây và cà ri đùi

Ngày 7

Bữa sáng: 1 cốc sữa với mật ong, trái cây khô, 3 lát bánh mì nướng ngũ cốc nguyên hạt

Ăn nhẹ 1: 1 quả táo, 1 quả chuối

Bữa trưa: Thịt gà/ gà tây, bông cải xanh và khoai lang

Ăn nhẹ 2: Trái cây khô

Bữa tối: Salad rau trộn, gà hoặc bò sốt cà chua, mì ống

Theo Đời sống
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
back to top