Giảm phù cổ chân khi mang thai

Phù cổ chân và cẳng chân là chứng bệnh thường gặp đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt những tháng cuối thai kỳ.

Hỏi: Tôi mang thai tháng thứ 5 đã phù cổ chân, xin hỏi có nguy hiểm không. Cách nào để giảm phù khi mang thai?

Trần Thị Ánh (Hải Phòng)

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/phu-chan-300x200.jpg

Phù chân khi mang thai.

ThS Đỗ Việt Hương, Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Tuệ Tĩnh: Phù cổ chân và cẳng chân là chứng bệnh thường gặp đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân của chứng này có thể do bệnh về tĩnh mạch, tăng huyết áp, giảm protein máu…

Thông thường chứng phù chân do nguyên nhân gì thì thường sẽ hết sau khi sinh nở, một số ít trường hợp bị viêm huyết khối tái phát, giãn tĩnh mạch nhiều gây đau hoặc chảy máu và có thể phải phẫu thuật và điều trị sau này.

Đối với bạn, thường thì không lo lắng, nhưng nếu phù nhiều thì bạn nên đến khoa sản để khám xem có bệnh về tĩnh mạch, huyế áp không. Để phòng ngừa những bệnh này thì phụ nữ mang thai không được ngồi lâu, đứng lâu ở một tư thế, bởi lẽ khi đứng lâu lượng máu tĩnh mạch ở cẳng chân tăng thêm tới 500ml.

Hằng ngày, phụ nữ mang thai nên tập xoay khớp cổ chân, khi đứng đi cần chuyển trọng lượng tới các ngón chân nhiều hơn, khi ngủ cần kê chân lên gối cao khoảng 15 – 20cm.

PH (ghi)

Theo Đời sống
back to top