Giải pháp phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong GDNN khối ngành sức khỏe

(khoahocdoisong.vn) - “Việc áp dụng tiến bộ của công nghệ hướng đến mục đích cung cấp cho người học những năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của thế giới việc làm, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, giúp sinh viên rèn luyện và nâng cao khả năng tiếp cận khoa học công nghệ, từng bước hoàn thiện kiến thức, kỹ năng”.

Đây là nội dung được TS Hoàng Đức Luận, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ thông tin trong phát biểu khai mạc Hội thảo “Khoa học công nghệ – Động lực phát triển và đổi mới trong giáo dục nghề nghiệp khối ngành sức khỏe”.

Nhiều chuyên gia đã nhận định, kinh tế tri thức và cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường ngắn nhất đưa Việt Nam đi lên hiện đại và thịnh vượng. Điều này thể hiện qua việc vận dụng nền tảng khoa học – công nghệ đổi mới, sáng tạo để cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững.

Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe.

Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe.

Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang phải gánh chịu những tác động sâu sắc của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, bao gồm khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường… đặc biệt là đại dịch Covid-19 – một dịch bệnh mới và chỉ trong vài tháng đã làm thay đổi môi trường sống cũng như thói quen sinh hoạt của con người trên toàn thế giới.

Trong bối cảnh cơ hội và thách thức đan xen, tri thức là sức mạnh, khoa học công nghệ là động lực của phát triển. Và nhân lực chất lượng cao được kỳ vọng là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam tận dụng cơ hội, trở thành quốc gia đổi mới, sáng tạo.

Theo đó, giáo dục nghề nghiệp nói chung, giáo dục nghề nghiệp khối ngành sức khỏe nói riêng giữ vai trò quan trọng với trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trực tiếp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu hội nhập, cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Việt Nam hiện đã hướng tới mô hình Giáo dục nghề nghiệp 4.0 – trên cơ sở áp dụng tiến bộ của công nghệ thông tin trong dạy và học, triển khai đào tạo trực tuyến, phát triển các tài nguyên giáo dục mở, khai thác các khóa học trực tuyến trong Giáo dục nghề nghiệp.

Việc áp dụng tiến bộ của công nghệ theo đó hướng đến mục đích cung cấp cho người học những năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của thế giới việc làm, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, giúp sinh viên rèn luyện và nâng cao khả năng tiếp cận khoa học công nghệ, từng bước hoàn thiện kiến thức, kỹ năng.

Hội thảo với nhiều kết quả nghiên cứu được chia sẻ sẽ là bước khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mạnh mẽ nghiên cứu khoa học của các trường thành viên, hướng đến mục tiêu đào tạo kết nối và phục vụ cộng đồng, cung cấp nguồn nhân lực có khả năng hội nhập quốc tế.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top