Ghép giác mạc từ người chết não giữa mùa Covid-19

(khoahocdoisong.vn) - 18 năm trước, bà N.T.N.O. từng được ghép giác mạc tại Mỹ. Một thời gian sau, mắt bà bắt đầu bị đục thủy tinh thể, mờ hẳn. Bà chưa từng nghĩ sẽ được ghép giác mạc lần 2 giữa mùa Covid-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM.

Ngày 13/8 vừa qua, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM đã thực hiện 2 ca ghép giác mạc từ người cho chết não. Một cho bà N.T.N.O. (sinh năm 1953, TPHCM). Cách đây 20 năm, bà bị viêm giác mạc do nhiễm virus herpes khiến mắt bị sẹo và xơ hóa. Bệnh nhân thứ hai được ghép giác mạc là bà T.K.L. (sinh năm 1968, Bạc Liêu). Bà L. bị sẹo giác mạc cách đây vài năm, gây nhiều bất tiện cho công việc buôn bán và sinh hoạt hàng ngày.

Sau 5 ngày được ghép giác mạc, khi bác sĩ tháo băng thăm khám, bà O. đã nhìn được lờ mờ.

Sau 5 ngày được ghép giác mạc, khi bác sĩ tháo băng thăm khám, bà O. đã nhìn được lờ mờ.

"Khi nhận được thông tin có nguồn giác mạc từ người cho chết não phù hợp, tôi vô cùng may mắn khi đón nhận được cơ hội lần thứ hai trong đời, từ giác mạc của một người xa lạ,” bà O. chia sẻ.

Giác mạc là một tấm kính trong suốt nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi qua, giúp các tế bào thị giác nằm ở võng mạc nhận biết hình ảnh, truyền hình ảnh lên não, do đó con người có thể nhận thức được vật thể và thế giới xung quanh. Các bệnh lý của giác mạc dẫn tới sẹo giác mạc làm mất đi độ trong suốt, ánh sáng không thể xuyên qua (giống như tấm kính bị mờ đục) và khi đó khả năng nhìn thấy của người bệnh giảm hoặc mất thị lực.

TS.BS Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng Đơn vị Điều phối Ghép các bộ phận bơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cho biết, ngày 12/8, đơn vị nhận được thông tin từ Trung tâm Điều phối Hiến tạng Quốc gia về một người đàn ông (64 tuổi, Bình Dương) bị tai nạn lao động đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 đã tình nguyện hiến tất cả các bộ phận cơ thể sau khi mất. Qua đánh giá tình trạng và chức năng mô tạng của bệnh nhân, các chuyên gia quyết định nhận lấy hai giác mạc.

“Nhiều trường hợp, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi thuyết phục gia đình hiến tạng người thân sau khi mất. Nhưng lần này, tất cả thành viên trong gia đình đều mong muốn làm tròn ước nguyện của người hiến. Dù tai nạn xảy ra đột ngột, chắc hẳn ai nấy đều sốc nhưng họ vẫn bình tĩnh làm các thủ tục...”, TS.BS Dư Thị Ngọc Thu cho hay.  

BSCKII Ngô Văn Hồng, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cho biết thêm, Bệnh viện đã thực hiện được 18 ca ghép giác mạc từ người cho chết não. Tình trạng ca đầu tiên được ghép giác mạc cách đây 6 năm vẫn ổn định.

Người được ghép giác mạc có cơ may phục hồi thị lực sau mổ lên đến 7/10. Các trường hợp được chỉ định ghép giác mạc phổ biến là viêm loét giác mạc gây sẹo giác mạc. Ghép giác mạc ít chống chỉ định nhưng nguồn giác mạc được hiến tặng ở Việt Nam còn hạn chế nên cơ hội bệnh nhân được mổ sớm, phục hồi thị lực ít.

Việc hiến tạng, đặc biệt từ người cho chết não, đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam giúp người bệnh tiếp cận các phương pháp điều trị hiện đại, tiến bộ ngay trong nước mà không cần phải tiêu tốn thời gian và tiền bạc để ra nước ngoài. Số người đăng ký hiến tạng tại Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM hiện là 16.000, chiếm 50% số đăng ký cả nước.

TS.BS Dư Thị Ngọc Thu cho biết, mặc dù trong thời điểm hiện tại, dịch bệnh Covid - 19 vẫn đang diễn ra phức tạp và kéo dài, nhưng lòng nhân đạo của mọi người dân vẫn không thay đổi. Trung bình một ngày Bệnh viện vẫn nhận được 30 đơn đăng ký hiến tạng sau khi mất.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top