ECMO và lọc máu liên tục cứu sống trẻ viêm cơ tim tối cấp

Viêm cơ tim cấp thường do virus gây ra, trong đó thường gặp do virus Coxsackie nhóm B. Các triệu chứng của viêm cơ tim cấp thường không điển hình. Khởi đầu bệnh nhân thường có các triệu chứng giống cảm cúm như sốt nhẹ, mệt mỏi, ho, sổ mũi …

Bệnh nhi Nguyễn Quốc B, 13 tuổi, nhà ở huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang, tạm trú tại TP.HCM, nhập viện lúc 10 giờ ngày 24/1/2023 (mồng 3 tết) do Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 vì viêm cơ tim cấp, rối loạn nhịp tim.

Lúc vào viện, gia đình cho biết bé bệnh 1 ngày với đau ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực ngày càng tăng nên vào cấp cứu bệnh viện Thống Nhất.

Tại bệnh viện Thống Nhất ghi nhận bé bị tím tái, nhịp tim rối loạn, huyết áp không đo được nên bệnh viện Thống Nhất đặt nội khí quản giúp thở, dùng thuốc cấp cứu, sốc điện nhưng tình trạng không cải thiện nên chuyển ngay đến Bệnh viện Nhi Đồng 1.

PGS.TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, ngay khi bé nhập viện các bác sĩ trực cấp cứu nhanh chóng giúp thở, xoa bóp tim ngoài lồng ngực đồng thời kích hoạt báo động đỏ theo quy định để các bác sĩ trực khoa Tim Mạch thực hiện đặt máy tạo nhịp tim tạm thời để duy trì sự sống cho bé. Cùng lúc, đội ngũ trực Hồi sức tích cực - Chống độc tiến hành chuẩn bị thực hiện kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo) để điều trị cho bệnh nhi.

Cùng với sử dụng ECMO, các bác sĩ đã tiến hành hạ thân nhiệt và lọc máu liên tục để bảo vệ não và điều trị tổn thương gan thận. Sau khoảng 15 phút, bệnh nhi từ tình trạng tím tái, trụy tim mạch đã hồng hào trở lại. Dù vậy bệnh nhi vẫn có nhịp tim yếu và không đều trong suốt 1 tuần tiếp. Sau gần 12 ngày điều trị với kỹ thuật ECMO và các biện pháp trợ tim, điều chỉnh rối loạn nhịp tim, tình trạng bệnh lý của bé dần dần được cải thiện.

Đến ngày 06/02, với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa khác nhau, bé không cần dùng đến kỹ thuật ECMO nữa và hồi phục. Hiện tại bé tỉnh táo, hồng hào, ăn uống được và dự kiến sẽ xuất viện vào cuối tuần. Phòng Công tác xã hội của bệnh viện Nhi Đồng 1 đã góp phần trong việc cứu sống bé qua tích cực hỗ trợ gia đình về mặt tài chính vì bé tạm trú nên gia đình rất khó khăn.

Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực chống độc tiến hành kỹ thuật ECMO cho bệnh nhi

Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực chống độc tiến hành kỹ thuật ECMO cho bệnh nhi

Theo PGS.TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Viêm cơ tim cấp thường do virus gây ra, trong đó thường gặp do virus Coxsackie nhóm B. Các triệu chứng của viêm cơ tim cấp thường không điển hình. Khởi đầu bệnh nhân thường có các triệu chứng giống cảm cúm như sốt nhẹ, mệt mỏi, ho, sổ mũi hoặc có triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn.

Trong trường hợp viêm cơ tim cấp nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng mệt, ngất, khó thở, đau ngực, tím tái, tay chân lạnh, rối loạn nhịp tim, trụy tim mạch. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm cơ tim cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trẻ bị viêm cơ tim nhẹ thường chỉ theo dõi, điều trị triệu chứng, sẽ khỏi bệnh sau 1-2 tuần. Tuy nhiên trẻ viêm cơ tim nặng sẽ được hỗ trợ hô hấp, dùng thuốc trợ tim, thuốc vận mạch duy trì chức năng tim. Nếu có rối loạn nhịp thì dùng thêm thuốc chống loạn nhịp tim, đặt máy tạo nhịp điều chỉnh tần số tim.

Bệnh nhi khỏe mạnh và mẹBệnh nhi khỏe mạnh và mẹ

“Tỉ lệ tử vong do viêm cơ tim cấp nặng còn rất cao, khoảng 30-40%, nhất là trong trường hợp viêm cơ tim tối cấp, tỉ lệ tử vong gần 100% trước khi có kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo). Ngày nay, với kỹ thuật ECMO, chúng ta có thể hy vọng cứu sống nhiều trường hợp viêm cơ tim tối cấp mà trước đây hầu hết là tử vong”, PGS.TS Phạm Văn Quang cho biết thêm

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top