Dùng tỏi sao cho đúng cách?

Tỏi là gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, loại gia vị này có mùi đặc trưng không phải ai cũng ăn được. Để tỏi không bị mất đi những dưỡng chất tốt cho sức khỏe cần lưu ý những điều sau.

Dùng tỏi sai cách

Nấu tỏi ở nhiệt độ cao

Hiện nay, các món ăn sử dụng tỏi như ngan cháy tỏi, thịt cháy tỏi… được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc chiên rán tỏi ở nhiệt độ cao sẽ làm phá hủy các thành phần hoạt tính của tỏi là allicin. Khi tỏi bị nấu chín sẽ phá hủy đi allicin, làm giảm tác dụng của tỏi.

Thay tỏi tự nhiên bằng các chế phẩm

Tỏi chứa nhiều chất có lợi cho sức khoẻ, nên nhiều người sử dụng các chế phẩm từ tỏi để thay thế cho tỏi tự nhiên, vì dễ dùng. Tuy nhiên, ăn tỏi tự nhiên vẫn là tốt nhất.

Củ tỏi để lâu ngày

Hãy đảm bảo rằng tỏi mà bạn dùng với mục đích chữa bệnh vẫn còn tươi, chứ không phải là loại tỏi đã để quá lâu. Các hoạt chất trong tỏi tươi mạnh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu. Tỏi hữu cơ là một lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe.

Ăn quá nhiều tỏi sống

Hàm lượng allicin trong tỏi sống khá cao. Nồng độ allicin càng cao, tác dụng chống ung thư càng mạnh nên nhiều người nghĩ rằng ăn tỏi sống càng nhiều càng tốt. Thực tế, chính sự kích thích mạnh mẽ khiến nhiều người không phù hợp dùng tỏi sống.

Người cao tuổi, có hệ tiêu hóa yếu, nếu tiêu thụ tỏi sống quá mức sẽ kích thích dạ dày, gây viêm dạ dày mãn tính, thậm chí phát triển thành ung thư dạ dày.

Thực phẩm không dùng chung với tỏi

Mật ong: Bạn vẫn dùng tỏi chưng mật ong hay tỏi ngâm mật ong khi cảm, giúp giải cảm và đau họng rất tốt. Tuy nhiên nếu chỉ dùng tỏi tươi với mật ong mà không qua thời gian sơ chế sẽ làm hại cho sức khỏe của bạn.

Thịt gà: Tỏi có vị cay nóng gây nhiệt tương đồng với thịt gà, do đó khi kết hợp chúng lại với nhau bạn sẽ dễ bị táo bón.

Hành: Hành tỏi tương đồng với nhau về khí vị cay nóng, dùng chung với nhau dễ làm tổn thương dạ dày, gây tiêu chảy. Nếu muốn tốt nhất bạn nên sơ chế lại chúng như tỏi, hành ngâm giấm.

Cá diếc: Cá diếc rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể giải độc, điều hòa tuần hoàn máu… Nhưng kết hợp chúng với tỏi dễ xảy ra tình trạng co giật đường tiêu hóa.

Sơn trà: Sơn trà vị chua ngọt tốt cho gan, tỳ vị nhưng khi kết hợp với tỏi sẽ gây suy nhược thần kinh.

Những người không nên ăn tỏi

Có bệnh về mắt: Tỏi có thể được coi là một trong những tác nhân khiến sức khỏe của mắt thêm trầm trọng, dẫn đến suy giảm thị lực, ù tai hoa mắt...

Người mẫn cảm: Các hoạt chất sinh ra sau khi sơ chế dẫu tốt nhưng lại dễ gây kích ứng, có thể gây đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu.

Bệnh gan - thận: Các hợp chất có trong tỏi không có tác dụng phòng chống hay tiêu diệt virus viêm gan ngược lại tính cay nóng của chúng sẽ làm tổn thương gan. Tương tự thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn, gây cản trở quá trình điều trị, khiến tình trạng tệ hơn rất nhiều.

Tiêu chảy: Trong khoảng thời gian này, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập đường ruột, nếu dùng tỏi dễ gây ra hiện tượng xuất huyết, tắc nghẽn, rối loạn tiêu hóa, bệnh càng nặng.

Theo Đời sống
Loại nước tốt cho tuyến giáp uống thường xuyên u, nhân xơ không phát triển

Loại nước uống tốt cho tuyến giáp

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, việc lựa chọn loại nước uống phù hợp cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Biết chọn đúng loại uống còn có thể kìm hãm nhân xơ phát triển.
Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Không chỉ là một món hải sản thơm ngon, bạch tuộc còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp ăn món này.
back to top