Đừng để sau khi gặp mình, người dân lại bức xúc hơn!

(khoahocdoisong.vn) - Theo bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, người dân khi tìm đến cán bộ tiếp công dân thường đã có bức xúc, đừng để sau khi gặp mình, người ta lại bức xúc hơn.

Bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội:

Phải làm sao giảm bức xúc của người dân xuống

Trong thời gian qua, đã có nhiều vụ việc người dân bức xúc trong những buổi tiếp công dân. Và theo như phát biểu của bà trong buổi thảo luận ở hội trường về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân năm 2018 tình trạng đơn thư khiếu nại tố cáo vượt cấp chưa giảm. Theo bà, điều này liên quan như thế nào tới cán bộ tiếp công dân?

Việc bố trí cán bộ tiếp dân hiện nay cũng là một vấn đề. Vì vậy, một trong những giải pháp để giảm thiểu nạn tố cáo vượt cấp, đơn thư vượt cấp là việc bố trí cán bộ làm công tác tiếp công dân. Cán bộ phải có trình độ, được đào tạo về pháp luật.

Ví dụ vấn đề này, do người dân không hiểu các quy định của pháp luật. Nếu mà cán bộ tiếp công dân cũng không hiểu thì sẽ đẩy việc đó lên cấp trên để giải quyết.  Nếu mà cán bộ có trình độ, có hiểu biết pháp luật thì có thể giải thích, hướng dẫn đưa ra những quy định pháp luật để cho người dân có thể hiểu được, và rút đơn. Thực tế, tỷ lệ rút đơn cũng rất cao từ việc hướng dẫn đó.

Người tiếp xúc công dân phải được đào tạo về kỹ năng tiếp công dân, thái độ, ứng xử phải hài hòa, khéo léo. Bởi khi người dân tìm đến mình thì thường là bức xúc, phải bức xúc thì người ta mới có đơn thư khiếu nại, tố cáo.Ngoài trình độ, thì cán bộ tiếp công dân cũng cần có những kỹ năng ứng xử không, thưa bà? Vì đôi khi việc bức xúc lại đến từ cách ăn nói … của cán bộ tiếp công dân?

Thế thì cán bộ tiếp công dân phải làm sao để dù người ta có tố cáo đúng hay sai thì cũng phải làm giảm cái bức xúc của người ta xuống. Tránh việc cán bộ, một là bức xúc với họ, hai là bức xúc với cái việc mà họ tố cáo, thì đều đẩy cái việc bức xúc đó lên cao hơn.

Tránh trường hợp người dân đến với mình đã bức xúc, sau khi gặp mình lại bức xúc hơn thì không đạt hiệu quả được công tác tiếp dân.

Vậy theo bà, để công tác tiếp dân được hiệu quả thì cần điều gì ở cán bộ?

Để công tác tiếp dân hiệu quả thì trước hết người tiếp công dân phải hiểu biết pháp luật, để hướng dẫn cho người dân thực hiện các quy định của pháp luật về những điều mà người dân khiếu nại tố cáo. Thứ hai, như tôi đã nói là phải có những phẩm chất, kỹ năng được đào tạo.

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội: Tôi rất buồn khi nhận lá đơn!

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.

Cách đây mấy tháng, người dân gửi đơn cho tôi. Họ rất bức xúc, mô tả từng li từng tí một. Họ nói họ đã mất rất nhiều thời gian đề nghị gặp chủ tịch tỉnh về vấn đề của họ. Nhưng lần được gặp lại là lần họ thất vọng nhất.

Tại phiên thảo luận về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018, ông nói rằng, ông đã nhận được lá đơn của cử tri phản ánh: “Có đồng chí Chủ tịch tỉnh tiếp họ đúng 9 phút rồi đi nhậu…”. Ông có thể chia sẻ thêm về việc nhận lá đơn đó như thế nào?

Tôi xin phép không nói tên đồng chí chủ tịch tỉnh đó. Bây giờ đồng chí ấy vẫn còn đương chức. Đây là một đồng chí chủ tịch ở miền Tây. Và khi nhận được lá đơn phản ánh này, tôi cũng đã chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

Khi nhận được lá đơn ấy, ông đã có suy nghĩ, cảm xúc gì?

Khi nhận lá đơn này, tôi thấy rất buồn. Trong hai ngày nay tôi nhận khoảng 200 đơn của rất nhiều người dân. Suốt cả buổi tối ngày hôm qua, rất nhiều cử tri cả nước cũng gọi điện khẳng định họ có rất nhiều việc đề nghị được tiếp xúc với các cơ quan điều tra, tố tụng và cơ quan hành chính để giải quyết việc của họ.

Nhưng, người dân không được toại nguyện, thậm chí có những người dân gửi đơn hàng năm trời hay gửi vài chục lần nhưng cũng không được giải quyết… Có người nói sẽ cung cấp tài liệu để chứng minh việc tiếp dân không được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Từ câu chuyện mà ông nhắc tới, theo ông, cần có quy định như thế nào về việc cán bộ tiếp công dân?

Tôi xin được nhắc lại, tại kỳ họp thứ 2, khi tôi chất vấn thì Thủ tướng Chính phủ có phát biểu trước Quốc hội và có sự chỉ đạo rất rõ, và tôi thì rất ghi nhớ ý kiến của  Thủ tướng là đề nghị tất cả các cơ quan đơn vị, bộ ngành, địa phương phải làm thế nào: Một, là bố trí cán bộ tiếp dân phải có đủ năng lực, phẩm chất. Hai, là phải đào tạo bồi dưỡng và bảo đảm chính sách cho các cán bộ tiếp dân, để làm sao người cán bộ tiếp dân là bộ mặt của Nhà nước.

Tại phiên thảo luận về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói: “Đặc biệt tôi nhận được lá đơn của cử tri phản ánh: Có đồng chí Chủ tịch tỉnh tiếp họ đúng 9 phút rồi đi nhậu. Người dân đến tận chỗ nhậu đó nhưng họ không chụp ảnh, nếu chụp ảnh đó về đưa lên Trung ương thì chúng ta rất khó chấp nhận. 9 phút với một việc mà mấy năm trời người ta theo đuổi.

Tôi đề nghị các đồng chí lãnh đạo trên tỉnh hết sức cảnh giác với các báo cáo của anh em cấp huyện, cấp xã. Có những trường hợp các đồng chí không xử lý đến nơi đến chốn là các đồng chí sẽ bị oan”.

Khi tiếp dân, xử lý các vấn đề của dân thì phải có một thái độ hòa nhã, đúng mực và thể hiện rõ tinh thần của cán bộ công chức là công bộc của người dân. Chứ không được lợi dụng vị trí, quyền lực Nhà nước giao cho để có thái độ không đúng mực với người dân.

Và phải đảm bảo làm sao những cán bộ đó phải hiểu được thực sự vụ việc, nội dung, am hiểu pháp luật để giải thích cho người dân rõ, biết tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước… Động viên người dân, sai hay đúng thì cũng phải nói cho người dân và hướng dẫn họ đến nơi cần thiết. Chứ không thể nói, việc này không phải việc đến đây, ông không thể đến đây… Những câu chuyện đó ta phải hết sức tránh vì là bộ mặt của công quyền.

Tôi mong rằng tinh thần đó được tiếp thu, thực hiện một cách nhuần nhuyễn trong hệ thống tiếp dân.

Với những vị lãnh đạo, cán bộ có thái độ không đúng mực khi tiếp công dân theo ông cần phải xử lý thế nào?

Tôi nghĩ rằng, đã là lãnh đạo thì càng không được phép làm như vậy. Nếu anh trực tiếp làm thì phải làm đến nơi đến chốn. Hoặc không thì cử người cũng phải cử người làm có năng lực. Tránh tình trạng, lãnh đạo tiếp qua loa, hoặc cử người khác tiếp công dân thì làm thiếu tinh thần trách nhiệm…

Nếu làm vậy là tội cho người dân và ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước. Những lãnh đạo, cán bộ như vậy tôi cho rằng nhẹ hay nặng đều cần phải xem xét về mặt trách nhiệm.

Nên tôi cũng tán thành với nhiều ý kiến của các đại biểu là phải xử lý trách nhiệm đối với những người vi phạm các quy định của luật tiếp dân, luật giải quyết khiếu nại, tố cáo và trách nhiệm của người đứng đầu trong các lĩnh vực đó.

Trân trọng cảm ơn các đại biểu!

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
back to top