Đỗ trọng trị đau lưng

trọng còn gọi là đỗ trọng bắc, xuyên đỗ trọng, được trồng nhiều các tỉnh vùng biên giới phía Bắc và một số vùng lân cận. Đỗ trọng có vị ấm ngọt, hơi cay vào can, thận, có tác dụng bổ can thận, cường gân cốt, an thai. Chủ trị chứng thận hư, đau lưng, liệt dương, thai động, thai lậu, trụy thai…

Đỗ trọng trị nhiều bệnh

*Trị hư lao, hạ tiêu bị tổn thương, mắt mờ, tai ù, lưng đau, tiểu nhiều: Đỗ trọng, ba kích, bạch phục linh, chỉ thực, hồi hương, ngưu tất, ngũ vị tử, nhục thục dung, sơn thù nhục, viễn chí, tán bột trộn mật làm hoàn. Ngày uống 8-12g, tác dụng bổ thận, ôn dương, minh mục, thông nhĩ.

* Trị đau lưng, nhức mỏi xương cốt: Bổ cố chi, đỗ trọng, hồ đào nhục, tán bột trộn mật làm hoàn. Ngày uống 8-12g..

* Trị thai động không yên, đề phòng trụy thai: Đại táo, đỗ trọng, xuyên tục đoạn, tán bột trộn mật làm hoàn, ngày uống 20g.

* Chữa phụ nữ hư thai nhiều lần: Đỗ trọng, cẩu tích, ba kích, thục địa, vú bò, củ gai, đương quy, tục đoạn, ý dĩ, mỗi vị đều 10g, sắc uống.

* Chữa đau lưng, mỏi gối, run mỏi hai chân: Đỗ trọng, kỷ tử, xương sống lợn, đường phèn lượng thích hợp. Đỗ trọng và kỷ tử nấu lấy nước bỏ bã. Đem nước thuốc với xương sống lợn ninh (lúc đầu đun sôi to lửa, sau nhỏ lửa) đến khi xương tủy nhừ, lấy bỏ xương, cho đường phèn khuấy đều thành dạng canh súp, ăn khi đói. Sáng, chiều mỗi lần 1 bát con, liên tục đợt 10 ngày.

Lương y Phan Thị Thạnh, Hội Đông y TP Vũng Tàu

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top