Đỏ tai và đau nửa đầu

Hội chứng tai đỏ biểu hiện bởi các cơn đau và đỏ một bên hoặc cả hai tai. Bệnh liên quan đến rối loạn chức năng thần kinh cột sống cổ hoặc khớp thái dương hàm

Hỏi: Con trai tôi hai năm nay thường hay bị đau đầu và mỗi lúc như vậy bên tai trái của tôi lại bị đỏ, có lúc lan sang cả má. Tôi cho cháu đi khám được kết luận: Hội chứng tai đỏ. Xin KH&ĐS cho biết nguyên nhân của bệnh này?

Nguyễn Văn Hải (Hà Nội)

do-tai-sau-gai(1).jpg
Đỏ tai và đau nửa đầu

BSNT Trịnh Ngọc Phát, Bệnh viện Da liễu T.Ư: Hội chứng tai đỏ (Red ear syndrome – RES) biểu hiện bởi các cơn đau và đỏ một bên hoặc cả hai tai. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi với độ tuổi khởi phát trung bình là 44 tuổi (từ 4–92 tuổi).

Ở trẻ em, chủ yếu gặp ở nam với tỷ lệ nam/nữ = 2/1, trong khi ở người lớn giới nữ gặp nhiều hơn một chút với tỷ lệ nữ/nam=1.25/1. Các nghiên cứu ở trẻ em và thanh thiếu niên cho thấy trong các bệnh nhân đến khám tại phòng khám tâm thần kinh vì đau nửa đầu thì có đến 20–25% mắc hội chứng tai đỏ.

Bệnh được phân loại là nguyên phát và thứ phát. Nguyên phát thường gặp hơn ở trẻ nam, thường liên quan đến đau nửa đầu và thường liên quan đến cả hai tai. 

Thứ phát thường gặp hơn ở phụ nữ trưởng thành, liên quan đến rối loạn chức năng thần kinh cột sống cổ hoặc khớp thái dương hàm và thường chỉ ảnh hưởng đến một bên tai.

Hiện cơ chế sinh bệnh chưa được biết rõ. Giả thuyết trung tâm cho rằng đó là một kiểu đau đầu liên quan đến hệ tự chủ của thần kinh sinh ba do rối loạn điều hòa ở thân não. Giả thuyết ngoại vi cho đó là do rối loạn chức năng hoặc kích thích ở các dây thần kinh cột sống cổ (chủ yếu là rễ C3).

Hội chứng tai đỏ thường là một tình trạng mạn tính rất khó điều trị. Vì vậy, khi có bệnh cần đi khám và điều trị sớm.

Theo Đời sống
Nhập viện vì... nghẹn gân bò

Nhập viện vì... nghẹn gân bò

Dị vật đường ăn rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn, nuốt đau, nuốt khó, không ăn uống được cho bệnh nhi, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng tạo ổ mủ trong thực quản nếu dị vật bị sót lại.
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top