Đổ bệnh vì sợ kết quả tầm soát ung thư

(khoahocdoisong.vn) - Chớ nên lo nghĩ khi chỉ số xét nghiệm cảnh báo ung thư phổi. Theo khuyến cáo CDC Mỹ, các đối tượng khuyến cáo sàng lọc ung thư phổi là: Người từ 55 - 80 tuổi và hút thuốc lá nặng, hiện tại vẫn hút hoặc bỏ thuốc lá chưa quá 15 năm. Phương pháp sàng lọc: Chụp cắt lớp vi tính liều thấp hằng năm.

Anh Nguyễn Văn Q. (45 tuổi, Hà Nội) đi tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu. Khi nhận kết quả anh đã chán chường lo sợ mình bị ung thư đến mức mất ăn, mất ngủ, bỏ bê công việc, sụt liền mấy cân... Ung thư chưa gõ cửa nhưng anh đã “đổ bệnh” vì lo nghĩ.

Lời bàn: Theo BS Trịnh Thế Cường, Khoa Ung bướu, Bệnh viện E T.Ư,  đã có rất nhiều cảnh báo về xét nghiệm marke tầm soát ung thư. Có trường hợp 1 bệnh nhân đi tầm soát ung thư phổi bằng xét nghiệm máu. Cyfra 21-1 tăng nhẹ... rồi lo lắng mất ăn mất ngủ, công việc bỏ bê, gia đình sao nhãng... Sau đó đi chụp cắt lớp lồng ngực có tiêm thuốc chẩn đoán... lại thêm rủi ro về thuốc cản quang, về tích lũy bức xạ... gây thiệt hại về sức khỏe, tiền bạc...

Theo khuyến cáo CDC Mỹ, các đối tượng khuyến cáo sàng lọc ung thư phổi là: Người từ 55 - 80 tuổi và hút thuốc lá nặng, hiện tại vẫn hút hoặc bỏ thuốc lá chưa quá 15 năm. Phương pháp sàng lọc: Chụp cắt lớp vi tính liều thấp hằng năm.

Theo Đời sống
Suy giáp hậu COVID-19 và những rủi ro tiềm ẩn

Suy giáp hậu COVID-19 và những rủi ro tiềm ẩn

COVID để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là vấn đề suy giáp hậu COVID. Không chỉ những người có bệnh lý nền mà những người bình thường vẫn có thể có một số ảnh hưởng liên quan đến vấn đề này.
back to top