Điều trị Covid khỏi ung thư

Tạp chí Huyết học Anh mới đây ghi nhận bệnh nhân 61 tuổi khỏi ung thư hạch bạch huyết giai đoạn 3 sau khi mắc Covid-19.

Bệnh nhân phải nhập viện 11 ngày để điều trị Covid-19. Khoảng 4 tháng sau, bệnh ung thư của ông cũng biến mất.

Trong thời gian nằm viện, ông không được điều trị bằng steroid hoặc các liệu pháp ung thư thông thường khác bởi sức khỏe kém. Trước đó, bệnh nhân từng ghép thận thất bại.

Đây là tình trạng hiếm gặp, song không phải lần đầu tiên một bệnh nhân tự khỏi ung thư sau nhiễm virus. Việc sử dụng các loại virus chết người hoặc văcxin bệnh truyền nhiễm để kích hoạt phản ứng miễn dịch cơ thể, điều trị khối u ác tính là chủ đề nóng trong nghiên cứu ung thư.

Liệu pháp hoạt động bằng cách lây nhiễm virus cho các tế bào khối u. Virus biến đổi gene giúp tăng cường miễn dịch, tiêu diệt ung thư từ bên trong. Nghiên cứu cho thấy khối u trên 16% bệnh nhân tiêm thuốc đã nhỏ lại, trong khi tỷ lệ thông thường chỉ là 2%.

Phil Daschner, Giám đốc khoa Miễn dịch học Huyết học và Căn nguyên ung thư của Viện Ung thư Quốc gia (NCI) cho biết,liệu pháp không chỉ điều trị khối u ban đầu, nó còn thúc đẩy hệ miễn dịch tiếp tục hoạt động sau khi khối u di căn.

Ở trường hợp của bệnh nhân Covid-19 61 tuổi, một số chuyên gia phỏng đoán phản ứng miễn dịch đã vô tình tiêu diệt tế bào ung thư.

Thông thường, phản ứng miễn dịch có sự tham gia của đội ngũ tế bào T (tế bào bạch cầu), kháng thể và protein quan trọng để điều phối phản ứng, được gọi là cytokine. Các phản ứng miễn dịch thường đặc hiệu cho một mầm bệnh, trong trường hợp này là Covid-19. Đôi khi phản ứng có thể gây ra tác động rộng hơn, triệt tiêu cả các tế bào ung thư.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top