<div> <p style="text-align: justify;">ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh, giảng viên Trường phát triển tài năng và tính cách John Robert Power, từng công tác tại Sở GD-ĐT TPHCM cho biết bà ám ảnh với câu nói của cô Trang ở cuối clip cô tát, đánh trẻ: "Khóc à, lớp tôi mà khóc là tôi đóng cửa, tôi tẩn cho".</p> <p style="text-align: justify;">Cách mà cô Trang, cô Vân đánh trẻ, tát trẻ, mắng nhiếc, gọi trẻ bằng” con, thằng, ông, bà” qua clip cho thấy việc đánh đập, bạo hành trẻ không phải không chỉ vì nóng nảy quá, vì những tình huống không kềm chế được…mà các cô đánh trẻ rất “chuyên nghiệp”. </p> <figure class="image" contenteditable="false"><img alt="Điều gì đang xảy ra với trẻ đằng sau cánh cửa lớp học, trường học? - 1" data-original="https://icdn.dantri.com.vn/2019/05/19/anh-chup-man-hinh-20190519-luc-103817-1558237283690.jpeg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/05/19/anh-chup-man-hinh-20190519-luc-103817-1558237283690.jpeg" title="Điều gì đang xảy ra với trẻ đằng sau cánh cửa lớp học, trường học? - 1" /> <figcaption> <p>Tiết kiểm tra kinh hoàng ở Hải Phòng là lời đánh động cho tất cả mỗi người về tình trạng giáo viên bạo hành trẻ</p> </figcaption> </figure> <p style="text-align: justify;">Trẻ quen cũng đánh “Lớp tôi, tôi đóng cửa, tôi tẩn cho”. Trẻ mới gặp cũng đánh chỉ vì “ không thể hiểu nổi học sinh lớp này “. Lý do đánh nào là: quên dấu chấm - đánh; ra khỏi chỗ - đánh; mất bài thi - đánh; viết chậm - đánh... </p> <p style="text-align: justify;">Các cô đánh xối xả như một thói quen, quen tay đến nỗi xem đó là điều bình thường, các cháu cũng nín nhịn như một thói quen. Hàng chục đứa trẻ không ai dám lên tiếng, hai cô cứ bình tĩnh mà đánh.</p> <p style="text-align: justify;">Đánh đập, mắng nhiếc lúc này đã trở thành phương pháp giáo dục duy nhất. Và tệ hơn nó trở thành xác tín trong quan điểm về cách hành xử của cô đối với học trò của mình và cả trong trong quan điểm về xây dựng kỹ luật lớp học.</p> <p style="text-align: justify;">Bà Thụy Anh đặt ra những câu hỏi lương tri nhức nhối: Cả trường có ban giám hiệu, tổ trưởng bộ môn, khối trưởng...mà sao giáo viên chỉ cần đóng cửa là có thể ngang nhiên bạo hành trẻ?</p> <p style="text-align: justify;">Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường mà bạo hành thể xác và lời nói diễn ra mỗi ngày như không khí chúng đang thở như vậy sẽ trở thành những công dân như thế nào trong năm, mười năm nữa? Những đứa trẻ bị đánh và cả những đứa trẻ hôm nay đang lặng im nhìn bạn bị đánh?...</p> <p style="text-align: justify;">"Con cái là của để dành" và chúng ta đang giao "của để dành" cho những ngôi trường, cô giáo mà ở đó chỉ cần đóng cửa lại thì kể cả tiếng khóc thét của con chúng ta khi bị bạo hành cũng không được nghe thấy. </p> <figure class="image" contenteditable="false"><img alt="Điều gì đang xảy ra với trẻ đằng sau cánh cửa lớp học, trường học? - 2" data-original="https://icdn.dantri.com.vn/2019/05/19/treem-1558237569620.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/05/19/treem-1558237569620(1).jpg" title="Điều gì đang xảy ra với trẻ đằng sau cánh cửa lớp học, trường học? - 2" /> <figcaption> <p>Nụ cười, sự an toàn là điều quan trọng nhất trong quá trình phát triển về tri thức và nhân cách của trẻ thơ</p> </figcaption> </figure> <p style="text-align: justify;">Bố mẹ lại bận rộn mưu sinh đến mức không còn thời gian cho “của để dành của mình” , không còn thời gian để lắng nghe con, trò chuyện cùng con. Để rồi, tiếng khóc thét đằng sau cánh cửa mãi mãi là bí mật con mang theo của nhiều đứa trẻ, mãi mãi cướp đi tuổi thơ của con!</p> <p style="text-align: justify;">Là một người hoạt động giáo dục và cũng là một người mẹ, bà Thụy Anh nghẹn ngào: "Sự việc cô Trang, cô Vân, chuyện những đứa trẻ lớp 2 ở trường Tiểu học Quán Toan là câu chuyện của tôi, của bạn... . Trẻ em là tài sản quý nhất. Nhưng đến trường, các em phải mang những "bí mật" khủng khiếp, về nhà cha mẹ bận rộn. Vậy ai sẽ là người trẻ tìm đến khi không cảm thấy an toàn?"</p> <blockquote> <div> <p style="text-align: justify;"><strong>"Cô đánh đó mẹ ơi!"</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chị Huỳnh Mai An Đông, một phụ huynh ở TPHCM đã nhiều lần lên tiếng về việc con mình bị giáo viên bạo hành ở trường học. Đó không chỉ là chuyện của con chị... </p> <p style="text-align: justify;">Con chị học lớp 2 tại một trường tiểu học ở quận vùng ven. Năm lớp 1 cháu đã bị cô giáo đánh và sự việc chỉ dừng lại khi chị vào trường nói chuyện với cô. Vào lớp 2, ngay tuần đầu tiên về bé nói, con bị đánh vào mặt...</p> <p style="text-align: justify;">Chị không thể chịu đựng được người lớn tát vào mặt một đứa trẻ. Chị vào trường gặp cô, dù là người phản đối bạo lực với trẻ với mọi hình thức, chị vẫn dằn lòng nói cùng lắm cô chỉ có thể dùng thước kẻ khẽ vào tay bé.</p> <p style="text-align: justify;">Cô chối không nhận nhưng nói thách thức "Vậy bây giờ sao? Chị muốn tôi tiếp tục đánh bé hay bỏ mặc bé muốn làm gì thì làm, học như thế nào thì kệ?”</p> <p style="text-align: justify;">Bé bị đánh đều đặn bởi các lỗi như vở dơ, viết chữ xấu, viết chậm, bé ít kiên nhẫn... Người mẹ không từ chối những lỗi trên nhưng vẫn không thể hiểu nổi tại sao những lỗi đó của trẻ lại đổi bằng đòn roi. </p> <p style="text-align: justify;">Cô đánh bé nhiều đến mức bây giờ bé đã mặc định, đã tin rằng mình học dốt và cháu tự ti dần đi. Mỗi lần chị dạy con học, con nhắc đi nhắc lại điệp khúc: Con phải viết vậy đó mẹ ơi - không là cô đánh; không được xuống hàng đâu - không là cô đánh; phải đủ ô li - không là cô đánh; phải viết hoa thế này, viết hoa thế kia - không cô đánh đó mẹ ơi!</p> <p style="text-align: justify;">Chị đặt một câu hỏi dành cho tất cả mọi người: "Có biết bao nhiêu đứa trẻ tội nghiệp đang ngày đêm đi học với một nỗi buồn như con tôi?"</p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p> </blockquote> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Điều gì đang xảy ra với trẻ đằng sau cánh cửa lớp học, trường học?
Cuối clip tát, đánh nhiều học sinh trong giờ kiểm tra, cô Thu Trang ở Hải Phòng, nói: "Khóc à, lớp tôi mà khóc là tôi đóng cửa, tôi tẩn cho". Đã đến lúc tất cả chúng ta phải trả lời câu hỏi: Điều gì đang xảy ra với trẻ đằng sau cánh cửa lớp học, trường học?
Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm 5 tổ hợp xét tuyển đại học
Trao tặng bộ sách “Tiếng Việt dành cho người nước ngoài” cho Đại sứ quán Hoa Kỳ
Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên
Nghiên cứu ở bậc đại học càng sớm càng tốt: Vì sao và Như thế nào?
Thanh tra, hoàn thiện việc biên soạn sách giáo khoa
Video: Hai nữ sinh Huế lao vào đánh nhau trong sự cổ vũ của bạn bè
Sau lời cổ vũ, kích động của đám bạn, 2 nữ sinh lớp 7 và 9 ở Thừa Thiên, Huế đã lao vào đánh nhau.
Học sinh lớp 10 đoạt Huy chương Vàng Olympic Vật lí quốc tế 2022
Cả 5 học sinh Việt Nam dự Olympic Vật lí Quốc tế 2022 đều đoạt giải. Trong đó, có 03 Huy chương Vàng, 01 Huy chương Bạc, 01 Huy chương Đồng.
Ra mắt "Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh" tại Đại học VinUni
Đại học VinUni (VinUni) và Đại học Illinois Urbana-Champaign (UIUC) - Mỹ - đã chính thức công bố ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh VinUni-Illinois (VISHC), hợp tác hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học và khoa học dữ liệu.
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng
Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
TPHCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập
Sáng 11/7, Sở GD&ĐT TPHCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập năm học 2022-2023.
Từ năm 2025 sẽ thay đổi cách thi tốt nghiệp THPT
Liên quan đến lộ trình thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thông báo sớm về công tác thi với chương trình phổ thông mới.
Điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT chuyên Hà Nội
Ngày 9/7, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội đã duyệt điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT chuyên năm học 2022-2023.
Thời điểm công bố điểm thi và phúc khảo tốt nghiệp THPT năm 2022
Theo kế hoạch, các sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vào ngày 24/7. Thí sinh thực hiện phúc khảo bài thi từ 24/7 - 3/8/2022
Gợi ý chi tiết đáp án đề thi môn Toán THPT 2022
Theo đánh giá của các giáo viênđến từ nhóm HAD-TEK, đề thi môn Toán tốt nghiệp THPT 2022 có nhiều câu lạ, vận dụng cao, phổ điểm sẽ rơi vào khoảng từ 5-7.
Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng
Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Không để lộ, lọt đề thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh, phụ huynh không cần ký cam kết
Thông tin học sinh lớp 12 và phụ huynh học sinh tỉnh Hà Nam ký cam kết không để lọt, lộ đề thi khiến nhiều người băn khoăn. Nhiều phụ huynh cho rằng, đây là điều không cần thiết, vô thưởng vô phạt...