Điểm mặt tác nhân gây ung thư gan

Ung thư gan chiếm 1/5 trong số hơn 25.000 ca tử vong do ung thư mỗi năm. Ung thư gan khó điều trị, phương pháp tiên tiến có chi phí cao. Giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng.

Bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa 1, Bệnh viện K (Hà Nội), cho biết những người mắc bệnh về gan như viêm gan B, C, xơ gan, gan nhiễm mỡ... và người có tiền sử gia đình mắc ung thư gan là nhóm nguy cơ cao cần tầm soát theo chỉ định.

Đặc biệt, virus viêm gan B và viêm gan C là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư tế bào gan nguyên phát. "Nếu không may mắc viêm gan B, C thể hoạt động thì cần điều trị sớm để tránh nguy cơ biến chứng thành ung thư gan", bác sĩ nói.

Rượu, bia có khả năng thúc đẩy gene sinh ung thư phát triển nhanh, dẫn đến ung thư. Ngoài ra, rượu còn làm tổn thương các tế bào gan. "Khi uống quá nhiều rượu, chức năng thải độc của gan sẽ bị quá tải, các tế bào gan bị tổn thương trầm trọng, hình thành nên các mô sẹo, xơ dẫn đến bệnh", bác sĩ nói.

Nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc dẫn đến ung thư. Đây là loại độc tố gây ung thư gan mạnh nhất hiện nay. Nấm mốc thường xuất hiện ở những thực phẩm bảo quản, lưu trữ trong môi trường nóng, ẩm như gạo, lạc, đậu tương, lúa mì, ngô...

Các chất kích thích như thuốc lá, cà phê nếu sử dụng với hàm lượng nhiều, trong thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh về gan, trong đó có ung thư gan.

Bác sĩ khuyến cáo người chưa tiêm vaccine phòng virus viêm gan B thì nên tiêm phòng sớm nhất để tránh nguy cơ nhiễm bệnh về sau. Nhóm nguy cơ cao cần kiểm tra, xét nghiệm chỉ số ung thư gan (Alphafetoprotein - AFP) và siêu âm hình thái gan để đánh giá về nguy cơ. Sau đó, nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ tiến hành thêm một số xét nghiệm khác nữa để chẩn đoán xác định mà không nhất thiết phải chọc kim sinh thiết vào gan mới khẳng định ung thư.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top