Bệnh ung thư lưỡi thường gặp ở?
Bác sĩ Lâm Đức Hoàng, Trưởng Khoa Xạ 3, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết ung thư lưỡi là bệnh thường gặp nhất trong các ung thư vùng khoang miệng và chủ yếu ở nam giới trên 50 tuổi. |
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư lưỡi hiện nay?
Theo TS Hoàng Đình Chân, bệnh ung thư lưỡi là u ác tính nguyên phát tại lưỡi, chủ yếu ung thư biểu mô vảy (>95%) và chiếm 30-40% trong các bệnh ung thư vùng khoang miệng. |
Yếu tố nào là nguyên nhân gây bệnh?
Theo bác sĩ Hoàng, một số yếu tố nguy cơ gây ung thư lưỡi là hút thuốc lá, uống rượu bia, vệ sinh răng miệng kém, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, C, D, thói quen nhai trầu, xỉa thuốc. Gần đây các nhà nghiên cứu nghi ngờ yếu tố virus HPV có liên quan đến bệnh. |
Người nghiện rượu, thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bao nhiêu lần?
Theo bác sĩ Trường, những người nghiện thuốc và rượu bia có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 20-35 lần so với bình thường. |
Ung thư lưỡi có ảnh hưởng từ gene di truyền?
Bác sĩ Bùi Minh Lý cho hay tiền sử gia đình, hay gene di truyền, viêm quanh răng cũng là nguyên nhân sinh ra tế bào ung thư lưỡi. |
Biểu hiện nào là của người mắc ung thư lưỡi giai đoạn đầu?
Theo bác sĩ Lý, trong giai đoạn đầu người bệnh có cảm giác như dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi. Lưỡi có điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc vết loét nhỏ, tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Một số bệnh nhân có hạch cổ ngay ở giai đoạn này. |
Khi ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có biểu hiện?
TS Hoàng Đình Chân cho biết với trường hợp có dấu hiệu toàn thân sốt do nhiễm trùng, cơ thể suy sụp, sút cân, đau nhiều, đặc biệt khi nói, nhai, nước bọt tiết ra nhiều, chảy máu, hơi thở hôi, có ổ loét ở lưỡi làm lưỡi bị hạn chế vận động, không di động được, vết loét có mủ, máu, bờ nham nhở, chảy máu khi va chạm hoặc có thể thâm nhiễm cứng, có hạch dưới cằm, hàm thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. |
Khi mắc ung thư lưỡi, hệ tiêu hóa của bạn thường gặp vấn đề?
Khi mắc bệnh ung thư lưỡi thường có biểu hiện ăn nhanh no, sau khi ăn tức bụng, đầy hơi, lợm giọng và buồn nôn. Bụng trở nên căng dần, đại tiện nhiều lần trong ngày, có lẫn chất nhày. |
Bệnh nhân ung thư lưỡi đau đớn hơn những bệnh ung thư khác?
TS.BS Bùi Xuân Trường cho hay với bệnh ung thư lưỡi, bệnh nhân có cảm giác thương tâm hơn, bệnh nhân ăn nói không được, miệng có bướu to, người gầy rộc, đau đớn, phải điều trị bằng morphine giúp cho bệnh nhân giảm đau. |
Nếu điều trị ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể sống thêm?
Những bệnh nhân điều trị ở giai đoạn sớm có cơ hội sống thêm được 5 năm. |
Có thể phòng tránh ung thư lưỡi bằng cách?
Bạn có thể phòng chống bệnh ung thư lưỡi bằng cách thay đổi những thói quen không tốt hàng ngày và duy trì một lối sống khoa học như vệ sinh răng miệng đúng cách, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10-16h, tập thể dục thường xuyên, ăn những thực phẩm ngăn ngừa (đậu, hoa quả, rau họ cải), khám nha khoa ít nhất 2 lần/năm. |