Dấu hiệu cảnh báo bệnh tự kỷ ở trẻ em, cha mẹ nên biết sớm

Bệnh tự kỷ không phải là một bệnh nguy hiểm đối với trẻ em. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của trẻ. 
Dấu hiệu cảnh báo bệnh tự kỷ ở trẻ em, cha mẹ nên biết sớm. Ảnh Benhviennhitrunguong

Dấu hiệu cảnh báo bệnh tự kỷ ở trẻ em, cha mẹ nên biết sớm. Ảnh Benhviennhitrunguong

Dưới đây là một số dấu hiệu dễ nhận biết về bệnh tự kỷ ở trẻ em ở mức độ nhẹ, cha mẹ cần chú ý:

Ngôn ngữ trẻ có nhiều sự bất thường

Bất thường về ngôn ngữ: được biểu hiện ở việc chậm nói, hoặc đã nói được nhưng sau đó lại không nói, phát âm vô nghĩa, dạy nhưng không nói theo. Nếu trẻ nói được thì lại nói nhại lời, nhại quảng cáo, chỉ nói khi chúng đòi ăn hay đòi đi,… Ngôn ngữ dần trở nên bị thụ động, không biết đặt câu hỏi, hoặc hỏi lại rất nhiều lần một câu hỏi. Không biết đối đáp hội thoại, không biết kể lại những gì bản thân đã chứng kiến. Giọng nói trở nên khác thường như nói giọng lơ lớ, thiếu diễn cảm, nói nhanh, nói ríu lời và thường nói rất to,… là những triệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ.

Hành vi của trẻ

Những dấu hiệu bất thường liên quan đến hành vi, thói quen và ý thích thu hẹp: hành vi định hình như đi kiễng gót, quay tròn người, ngắm nhìn bàn tay, nhìn nghiêng, lắc lư người, nhảy chân sáo, chạy lòng vòng hay nhảy lên,… Những thói quen được diễn ra một cách rập khuôn thường gặp là: bé đi về theo đúng một con đường, ngồi đúng một chỗ, nằm đúng tại một vị trí, thích mặc đúng duy nhất một bộ quần áo, luôn làm một việc theo một trình tự cũ cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cấp về bệnh tự kỷ ở trẻ.

Cách tương tác xã hội

Trẻ bị tự kỷ thường thiếu hụt những kỹ năng tương tác với xã hội chính là vấn đề cơ bản của căn bệnh tự kỷ như trẻ không biết cách chỉ tay, ít giao tiếp bằng mắt, không làm theo đúng sự hướng dẫn, thích chơi một mình hơn và không có sự chia sẻ, chỉ muốn làm theo ý thích của mình, không để ý đến thái độ của những người xung quanh.

Một số trẻ còn chẳng biết lạ ai, cứ đến nơi mới nào cũng không hề để ý đến những sự đổi thay của môi trường xung quanh, nhưng lại có những đứa trẻ rất sợ người lạ, sợ chỗ lạ. Trẻ thường gắn bó và để ý tới những đồ vật nhiều hơn là để ý tới mọi người xung quanh.

Thích thu hẹp mình

Những ý thích thu hẹp chẳng hạn như: cách chơi đơn điệu kéo dài, dành nhiều giờ để xem tivi quảng cáo, băng hình, điện thoại, quay tròn bánh xe, ngắm nhìn hoặc tay luôn cầm một đồ vật nào đó như bút, que, tăm, giấy, chai lọ, đồ chơi có màu ưa thích của trẻ hoặc có độ cứng mềm khác nhau. Nhiều trẻ thường sẽ ăn vạ khóc lăn ra nếu không đáp ứng những yêu cầu của trẻ hoặc không vừa ý do trẻ không biết nói hay biểu đạt ý mình mong muốn hoặc do thiếu kiềm chế. Phần lớn trẻ tự kỷ thường sẽ có một vài biểu hiện của sự tăng động, không phản ứng với những nguy hiểm.

Có hành vi chống đối

Hành vi chống đối chính là một dấu hiệu được cho là khá quan trọng của căn bệnh tự kỷ ở trẻ. Trẻ thường chống đối lại với một số thay đổi của môi trường xung quanh. Trẻ có thể có những cơn bất chợt hoảng sợ hoặc giận dữ vô cùng mãnh liệt nếu đồ đạc trong phòng của trẻ bỗng nhiên bị thay đổi hoặc mẹ của trẻ thay đổi kiểu tóc, quần áo hoặc đảo ngược một số thói quen như ăn sáng, đi tắm,…

Rối loạn cảm giác

Nhiều trẻ bị rối loạn cảm giác do thần kinh thường quá nhạy cảm như: sợ khi nghe tiếng động to nên khóc thét hoặc sẽ bịt tai, che mắt hoặc chui vào góc nhỏ tối do sợ ánh sáng, sợ một số mùi vị, nhạy cảm với những âm thanh quảng cáo nên chạy vào nhanh để nghe, sợ cắt tóc, sợ gội đầu, không thích ai sờ vào người, ăn không nhai và rất kén ăn.

Ngược lại những trẻ kém nhạy cảm lại mang những biểu hiện sau đây: thích sờ các đồ vật, thích được người khác ôm giữ thật chặt, giảm cảm giác đau, gõ hoặc ném các thứ để tạo ra tiếng động, nhìn các vật chuyển động hoặc phát ra ánh sáng.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top