Dấu hiệu bệnh nhân tiểu đường dễ gặp biến chứng nghiêm trọng

Điều trị biến chứng tiểu đường tập trung vào việc phòng ngừa, phát hiện và can thiệp sớm. Bệnh nhân cần chú ý dấu hiệu biến chứng tiểu đường để kiểm soát tình trạng sức khỏe.

39Healthnetwork (Trung Quốc) đưa tin, dì Dương năm nay 54 tuổi, mắc chứng tiểu đường nhiều năm. Kể từ khi phát hiện bệnh, dì Dương kiên trì dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nửa tháng trước, dì Dương thường cảm thấy chán ăn, buồn nôn, nôn. Nghĩ tình trạng do thời tiết nắng nóng, dì Dương không coi trọng, tiếp tục uống thuốc.

Tuần trước, dì Dương đột ngột tiểu không tự chủ, có dấu hiệu lú lẫn. Đi khám, bệnh nhân được phát hiện lượng đường trong máu chỉ 0,8mmol/L (giá trị đường huyết bình thường dao động 5-10mmol/L tùy từng thời điểm). Đồng thời, bệnh nhân còn được chẩn đoán viêm tụy cấp, viêm túi mật cấp, nhiễm toan ceton, nhiễm toan lactic và tổn thương thận, cần điều trị chạy thận nhân tạo ngay lập tức.

Biến chứng tiểu đường có thể gây viêm tụy cấp, viêm túi mật cấp, nhiễm toan ceton. Ảnh: 39Healthnetwork

Biến chứng tiểu đường có thể gây viêm tụy cấp, viêm túi mật cấp, nhiễm toan ceton. Ảnh: 39Healthnetwork

Nghe bác sĩ thông báo, cả nhà choáng váng, không hiểu vì sao bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng mà mắc bệnh nghiêm trọng như vậy. Giải thích vấn đề này, bác sĩ cho biết đây là những biến chứng của bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân có dấu hiệu viêm như nôn, buồn nôn, chán ăn nhưng không đi khám. Tiếp tục dùng thuốc cũ gây tích tụ axit lactic, nồng độ axit lactic trong huyết thanh tăng cao. Từ đó, gây ra các biến chứng như nhiễm toan lactic. May mắn thay, bệnh nhân được điều trị tích cực nên nhanh chóng tỉnh lại. Cơ thể dần hồi phục.

Thông qua trường hợp bệnh của dì Dương, chuyên gia nhấn mạnh bệnh nhân tiểu đường ngoài kiên trì dùng thuốc cần chú ý đến dấu hiệu biến chứng tiểu đường.

Thống kê cho thấy, Trung Quốc có khoảng 116 triệu bệnh nhân tiểu đường. Trong đó, mỗi năm có khoảng 830.000 người mất vì bệnh. Biến chứng tiểu đường liên quan đến hơn một trăm loại bệnh tim mạch, mạch máu não, võng mạc, thận, thần kinh,...

Điều trị biến chứng tiểu đường tập trung vào việc phòng ngừa, phát hiện và can thiệp sớm. Bệnh nhân cần chú ý dấu hiệu biến chứng tiểu đường dưới đây để kiểm soát tình trạng sức khỏe.

Ngứa da là một trong những dấu hiệu biến chứng tiểu đường cần lưu ý. Ảnh: 39Healthnetwork

Ngứa da là một trong những dấu hiệu biến chứng tiểu đường cần lưu ý. Ảnh: 39Healthnetwork

Ngứa da. Lượng đường trong máu thấp thời gian dài sẽ gây ra loạt ảnh hưởng trên da như ngứa da, ngứa âm hộ, nhiễm nấm, bệnh gai đen và các đốm sắc tố trước xương chày.

Vấn đề về mắt. Lượng đường trong máu quá cao có thể dẫn đến bệnh võng mạc. Biểu hiện gồm giảm thị lực, mắt thâm quầng. Lượng đường trong máu càng cao, tần suất bệnh võng mạc càng nhiều, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

Vấn đề nha khoa. So với người khỏe mạnh, bệnh nhân tiểu đường dễ mắc các vấn đề về răng miệng như tụt nướu, viêm nha chu, sâu răng,... Ngoài ra, bệnh nhân có thể có biểu hiện như lung lay, rụng răng. Càng giai đoạn sau, các triệu chứng sẽ càng rõ ràng hơn.

Vấn đề về thần kinh. Lượng đường trong máu quá cao cũng có thể gây tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như tê, đau, rát và cảm giác như kim châm ở các chi. Triệu chứng thường rõ ràng hơn tại các chi ở xa. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân sẽ mất hoàn toàn cảm giác đau, cảm nhận nhiệt độ. Điều này đồng nghĩa với việc họ không có cảm giác rõ ràng khi bị bỏng, trầy xước.

Theo Đời sống
Những ai nên hạn chế đi bộ?

Những ai nên hạn chế đi bộ?

Mặc dù đi bộ là an toàn và phù hợp với tất cả mọi người, nhưng những người có tình trạng bệnh lý hoặc hạn chế về thể chất nhất định nên đề phòng hoặc tránh đi bộ trong một số trường hợp nhất định.
back to top