Đau đầu, choáng ngất có liên quan đến bệnh lý tim mạch

Bệnh tim mạch không chỉ có biểu hiện tại tim mà có biểu hiện ở toàn thân, trong đó có các triệu chứng của thần kinh cũng biểu hiện các nguy cơ của bệnh lý tim mạch khác nhau.

Hỏi: Người nhà tôi thường xuyên đau đầu, thỉnh thoảng bị choáng ngất, người bảo do động kinh, người lại bảo bệnh tim mạch. Xin hỏi, bệnh tim mạch có liên quan gì đến thần kinh không?

Đỗ Hương (Hà Nội)

GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh tim mạch không chỉ có biểu hiện tại tim mà ở toàn thân, trong đó có các triệu chứng của thần kinh như đau đầu, tai biến mạch máu não, choáng, ngất.

Đau đầu, tai biến mạch não do máu không thể lên não, do huyết khối gây tắc mạch. Nguyên nhân: Do tăng huyết áp thường nặng đầu vùng gáy, đau nửa đầu thường do co thắt mạch máu não (migraine). Hẹp mạch cảnh thường đau đầu kèm rối loạn tiền đình. Bóc tách động mạch chủ lên lan vào động mạch cảnh chung gây tai biến mạch não. Bệnh lý van tim hậu thấp hoặc rung nhĩ có thể gây nhồi máu não. Nguy cơ: tai biến nhồi máu não, hậu quả thất ngôn, liệt nửa người không hồi phục.

Choáng ngất: Mất tri giác thoáng qua, kèm co giật thường do động kinh. Ở người già có thể do nhịp tim quá chậm (suy nút xoang, block nhĩ thất), hẹp khít van động mạch chủ, tụt huyết áp, nhồi máu cơ tim cấp nặng. Ngất do nguyên nhân thần kinh: Có thể mặc áo khít quá ép vào vùng xoang cảnh. Nguy cơ: Ngất tái phát nguy hiểm khi đang hoạt động, ngất nguy hiểm kéo dài gây thiếu máu não không hồi phục. Tử vong do nhồi máu cơ tim gây loạn nhịp đột tử nếu chậm trễ không phát hiện ra.

Theo Đời sống
Những ai nên hạn chế đi bộ?

Những ai nên hạn chế đi bộ?

Mặc dù đi bộ là an toàn và phù hợp với tất cả mọi người, nhưng những người có tình trạng bệnh lý hoặc hạn chế về thể chất nhất định nên đề phòng hoặc tránh đi bộ trong một số trường hợp nhất định.
back to top