Chỉ số BMI và nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch

(khoahocdoisong.vn) - Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ rất cao mắc bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và các rối loạn lipid máu khác, tăng nguy cơ bị đái tháo đường, bệnh tim mạch, đột quỵ và cả ung thư.

Hỏi: Tôi 33 tuổi, nam giới, cao 167cm, nặng 95kg. Tôi đi khám sức khỏe thì bác sĩ bảo tôi béo và nguy cơ tim mạch cao. Xin hỏi, dựa vào đâu để có thể kết luận như vậy?

Nguyễn Văn Phúc (Hà Nội)

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam: Béo phì có thể được định nghĩa đơn giản là sự dư thừa lượng chất béo trong cơ thể từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh lý tim mạch. Cách đơn giản để đánh giá sự dư thừa lượng chất béo trong cơ thể là tính chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index). Chỉ số khối cơ thể được tính bằng cách lấy cân nặng (tính theo kg) chia cho bình phương chiều cao (tính theo m). 

Bạn cao 167cm, nặng 95kg; chỉ số khối cơ thể của bạn là 28,4. Như vậy, bạn được xếp vào béo phì mức độ I. Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ rất cao mắc bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và các rối loạn lipid máu khác, tăng nguy cơ bị đái tháo đường, bệnh tim mạch, đột quỵ và cả ung thư. Giảm cân nặng đồng nghĩa với việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

Tình trạng

BMI (kg/m2)

Nguy cơ

Thiếu cân

< 18,5

Tăng

Bình thường

18,5 – 24,9

Bình thường

Thừa cân

25 – 29,9

Tăng

Béo phì độ I

30,0 – 34,9

Cao

Béo phì độ II

35,0 – 39,9

Cao hơn

Béo phì độ III

> = 40

Rất cao

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top