Béo phì - quả bom cytokine khi mắc Covid-19

(khoahocdoisong.vn) - Ở những trường hợp mắc Covid-19 nặng và nguy kịch, virus tiếp tục đi vào máu, lan xa đến các tạng, đưa đến bão cytokine nghiêm trọng, tổn thương đa cơ quan. Béo phì chính là quả bom cytokine nổ chậm.

3 nhóm nguy cơ cao xuất hiện cơn bão cytokine 

Khi virus xâm nhập, nếu cơ thể tiết cytokine vừa đủ, bệnh nhân mau phục hồi và không biểu hiện triệu chứng, nhóm này chiếm hơn 80% các ca F0 tại Việt Nam. Ngược lại, nếu cytokine được tiết ra quá mức tại phổi, sẽ gây ra tình trạng viêm phổi và suy hô hấp cấp, bệnh nhân sẽ có triệu chứng khó thở và đòi hỏi cung cấp oxy nhân tạo. Nghiêm trọng hơn, nếu cơn bão cytokine bùng nổ trên bình diện rộng sẽ đưa đến tổn thương đa tạng và nguy cơ tử vong cao.

Người lớn tuổi, người bệnh nền, người béo phì và hút thuốc lá đều là những "chiến binh tồi nhất" trong cuộc chiến với Covid-19.

Người lớn tuổi, người bệnh nền, người béo phì và hút thuốc lá đều là những "chiến binh tồi nhất" trong cuộc chiến với Covid-19.

Như vậy, những ca bệnh nặng hầu như đều xuất phát từ sự phản ứng thái quá của cơ thể với virus. Để giải quyết một cơn bão cytokine việc sử dụng lọc máu liên tục CRRT có màng lọc oxiris/cytosorb để loại bỏ cytokine là điều mà các bệnh viện tuyến cuối đang tiến hành trong điều trị Covid-19.

Trước khi chờ đợi sự phân loại và can thiệp của y tế, mỗi người trong chúng ta cần nhận định rõ mình có nằm trong nhóm nguy cơ cao xuất hiện một cơn bão cytokine nếu lỡ chẳng may dính phải virus SARS-CoV-2 hay không.

Thứ nhất là những người lớn tuổi hoặc có các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận mạn, bệnh mạch vành... Vì đây là những đối tượng đã có sẵn một lượng cytokine trong cơ thể do chính bệnh mạn tính gây ra. Mặt khác, chức năng của các nội tạng cũng đã hao mòn lâu ngày vì bệnh mạn tính, nên nếu các cơ quan này bị tấn công thêm chỉ một ít, cũng giống như giọt nước đã tràn ly. Do đó, người mắc bệnh mạn tính cần được điều trị ổn định, không nên tự ý dừng thuốc đột ngột vì bất kỳ lý do nào trong mùa đại dịch.

Thứ hai là những người làm nghề phun thuốc bảo vệ thực vật, hoặc có tiền sử bị hen mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn do thuốc lá, hoặc có tiền căn lao phổi cũ trước đây...

Để đối phó lâu dài với dịch bệnh Covid-19, về mặt y tế, mỗi chúng ta phải tự củng cố lại thành trì kiểm soát bệnh mạn tính, trong đó có béo phì và các rối loạn chuyển hoá.

Để đối phó lâu dài với dịch bệnh Covid-19, về mặt y tế, mỗi chúng ta phải tự củng cố lại thành trì kiểm soát bệnh mạn tính, trong đó có béo phì và các rối loạn chuyển hoá.

Thứ ba là béo phì, một đầu mối quan trọng trong câu chuyện tổn thương đa tạng do Covid-19 trên những người không có bệnh nền.

Béo phì sẽ làm gia tăng tỷ lệ tử vong khi mắc Covid-19

Vẫn nhớ cách đây gần chục năm trước, tôi đã từng viết một số tài liệu về tế bào mỡ và béo phì, trong đó đã đề cập đến việc hãy xem tế bào mỡ là một phần quan trọng của hệ thống nội tiết, chứ không phải chỉ đơn thuần là kho dự trữ năng lượng cho cơ thể.

Cơ thể người béo phì chính là một quả bom cytokine nổ chậm có sẵn và virus SARS-CoV-2 chính là tác nhân châm ngòi cho quả bom này.

Cơ thể người béo phì chính là một quả bom cytokine nổ chậm có sẵn và virus SARS-CoV-2 chính là tác nhân châm ngòi cho quả bom này.

Tế bào mỡ cũng tham gia đáng kể vào quá trình tạo nên bão cytokine trong cơ thể, người càng nhiều mỡ, cytokine tiết ra cũng sẽ gia tăng tương ứng.

Có thể xem cơ thể người béo phì chính là một quả bom cytokine nổ chậm có sẵn và virus SARS-CoV-2 chính là tác nhân châm ngòi cho quả bom này.

Trước hết, cần phân biệt 2 loại mô mỡ quan trọng trong cơ thể là mô mỡ dưới da và mô mỡ tạng. 2 loại mô mỡ này có hoạt động chức năng hoàn toàn khác nhau. Trong đó, mô mỡ dưới da thiên về chức năng dự trữ chất béo. Mô mỡ tạng thiên về chức năng nội tiết, nằm xung quanh các tạng trong ổ bụng như gan và các quai ruột. Những điểm đặc trưng quan trọng của mô mỡ tạng là thuộc tính cứng chắc như mật độ thành bụng ở người đang mang thai, dễ mất đi qua tập thể thao và kiểm soát cân bằng chế độ ăn.

Mô mỡ nội tạng là loại mô mỡ đóng vai trò chính yếu trong mô hình bệnh béo phì, rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, tăng huyết áp ... và cả lên tiên lượng đáp ứng viêm quá mức trên bệnh nhân Covid-19.

Tương ứng với 2 loại mô mỡ cũng có 2 kiểu béo phì khác nhau. Kiểu thứ nhất là béo phì dạng quả lê ở người nữ. Trong mô hình này, mỡ dưới da là thành phần chính với đặc điểm mềm mại, độc tính thấp và rất khó tiêu dù chăm chỉ luyện tập.

Kiểu thứ hai là béo phì dạng quả táo ở người nam, còn được gọi là béo phì trung tâm. Trong đó, mô mỡ tạng là thành phần chính với đặc điểm cứng chắc, độc tính cao, khả năng tiết cytokine mạnh, nhưng lại dễ dàng giảm đi qua quá trình tập luyện.

Đừng mập quá cũng là một cách để trợ giúp cơ thể chúng ta ứng phó tốt hơn với Covid-19, giảm tỷ lệ tử vong trong cộng đồng.

Đừng mập quá cũng là một cách để trợ giúp cơ thể chúng ta ứng phó tốt hơn với Covid-19, giảm tỷ lệ tử vong trong cộng đồng.

Như vậy, đừng mập quá cũng là một cách để trợ giúp cơ thể ứng phó tốt hơn với Covid-19, góp phần chung tay cho xã hội chống dịch, bên cạnh việc tuân thủ 5K.

ThS.BS Lê Quốc Tuấn (Bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh Miễn dịch, Đại học Y Dược TPHCM)

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top