Đau chân cẩn thận đột quỵ

Tắc động mạch chi không chỉ gây đau chân mà còn có thể gây nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Nhận biết sớm để tránh các biến chứng của bệnh.

Tắc động mạch chi dưới dễ hoại tử chân

Tưởng đau khớp hóa tắc động mạch chi

Người già từ 60 tuổi trở đi có tỷ lệ mắc động mạch chi dưới cao. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh động mạch ngoại biên là cảm giác chuột rút ở vùng đùi, hông và bắp chân xuất hiện khi đi bộ, trèo cầu thang hoặc khi gắng sức. Triệu chứng này đỡ hoặc hết khi được nghỉ ngơi dù chỉ vài phút.

Cơ chế gây đau là khi cơ hoạt động, chúng cần được cấp máu nhiều hơn, nhưng do lòng mạch bị hẹp tắc bởi mảng xơ vữa, cơ bị thiếu máu nên gây ra triệu chứng đau. Khi nghỉ ngơi, nhu cầu ôxy giảm xuống nên triệu chứng đau cũng giảm và hết. Hiện tượng đó gọi là đau cách hồi.

Nhiều người cho rằng đau chân là một triệu chứng thường gặp ở người già. Người bệnh thường cho rằng đó là triệu chứng của viêm khớp hay đau dây thần kinh tọa hay hiện tượng cứng khớp ở người già. Đau chân do bệnh động mạch ngoại biên thường xuất hiện ở cơ (như cơ bắp chân) chứ không phải ở khớp. Với những bệnh nhân bị tiểu đường thì triệu chứng này có thể bị che lấp bởi triệu chứng đau, tê bì ở bàn chân hoặc đùi do biến chứng thần kinh, một biến chứng thường gặp của bệnh.

Bệnh động mạch chi dưới hay gặp nhất là do nguyên nhân xơ vữa mạch máu. Các yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được và các yếu tố không thể thay đổi được. Các yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát được bao gồm tuổi (tuổi càng cao, nguy cơ xơ vữa mạch máu càng nhiều, người già từ 60 tuổi trở nên có tỉ lệ mắc bệnh động mạch chi dưới cao hơn); Tiền sử gia đình bị bệnh lý mạch máu ngoại biên hay bệnh tim mạch, hay đột quỵ; Nam thường có nguy cơ xơ vữa mạch máu cao hơn nữ giới.

Các yếu tố nguy cơ có thể thay đối được bao gồm: hút thuốc lá, béo phì, rối loạn mỡ máu, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, lười vận động thể…

Chú ý bệnh kết hợp gây tai biến

Triệu chứng nặng của bệnh động mạch ngoại biên bao gồm: Đau chân không đỡ khi nghỉ ngơi. Vết thương ở ngón chân hay bàn chân khó lành. Hoại tử bàn chân, ngón chân. Chân bên bị bệnh lạnh hơn chân lành hoặc lạnh hơn so với các phần chi phía trên.

Vì vậy, nếu có những cơn đau lặp lại nhiều lần, hãy đi khám và mô tả chi tiết cơn đau để bác sĩ có thể định hướng và đưa ra những chỉ định thăm dò cần thiết. Nếu bị bệnh lý động mạch, bắt mạch hai chân là biện pháp đơn giản để xác định xem mức độ tắc nghẽn mạch máu hai chi dưới. Khi có nghi ngờ dấu hiệu bệnh lý bệnh động mạch ngoại biên, siêu âm Doppler là biện pháp hiệu quả để xác định xem vị trí, mức độ hẹp tắc, khả năng can thiệp hay điều trị nội khoa, hay phẫu thuật đối với bệnh động mạch chi dưới.

Điều đáng lưu ý, bệnh động mạch ngoại biên không chỉ bản thân nguy hiểm mà nó còn là một chỉ báo người bệnh có thể đang bị các bệnh tim mạch khác đi kèm. Khi bị bệnh động mạch ngoại vi, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não cao hơn nhiều. Do vậy, cần khám xem mình có bị: Các yếu tố nguy cơ tim mạch;  Bệnh động mạch vành và nhồi máu cơ tim; Các dấu hiệu cảnh báo biến cố tim mạch…

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng (Phó Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top