Ăn hợp lý tránh đột quỵ

n hợp lý tránh đột quỵ là quan tâm của nhiều người. Những người dễ bị đột quỵ nhất là người lớn tuổi, bị tăng huyết áp, tiểu đường, xơ mỡ động mạch, bệnh tim, tăng mỡ (cholesterol) trong máu, người thường xuyên hút thuốc lá, nghiện rượu…cần chế độ ăn hợp lý để tránh tai biến, nhanh hồi phục và giảm bớt tiến triển của bệnh.

Nhu cầu dinh dưỡng  các chất dinh dưỡng

Ở những người này lượng đạm (protein) cần giữ ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Nên chọn thực phẩm ít cholesterol và nhiều đạm thực vật (đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ) và đạm động vật (cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc…) Nếu người bệnh có kèm theo suy thận, cần giảm lượng đạm còn từ 0,4g- 0,6g/kg cân nặng/ngày.

Chất béo nên giữ ở mức 25- 30g chất béo/ngày, trong đó 1/3 là chất béo động vật và 2/3 là chất béo thực vật như vừng, lạc. Các loại axit béo trong dầu thực vật cũng có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Với vitamin và chất khoáng (có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa), chứa nhiều kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp ở người bệnh. Trung bình một quả chuối có 400mg kali, tương đương với một ly nước cam hay một củ khoai tây nướng. Người tiêu thụ dưới 1.500mg kali/ngày sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 28% so với người tiêu thụ 2.300mg kali/ngày.

Ngoài ra, dùng axit folic ít nhất 300mcg mỗi ngày cũng sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim, so với người dùng dưới 136mcg/ngày. Axit folic có tác dụng chống xơ vữa động mạch, giảm huyết áp và hàm lượng cholesterol trong máu. Thực phẩm giàu axit folic là gan, các loại quả có vị chua, rau lá có màu xanh đậm, các loại đậu.

Chế độ ăn cho người đột quỵ

Với người còn tỉnh táo, ăn được bằng đường miệng nên nấu thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp, thức ăn nên hầm nhừ, cắt nhỏ, ăn nhiều bữa trong ngày. Với người bị nặng, hôn mê phải ăn qua sond ( ăn qua ống thông ):Thức ăn được chế biến để nuôi qua ống thông cần phải lỏng để chảy được qua ống và không gây tắc nghẹt ống nhưng vẫn đảm bảo đủ năng lượng, đủ chất đạm, chất béo, đủ vitamin, chất khoáng. Do nhu cầu nước của người bệnh giới hạn ở mức 2-3 lít cho nên lượng thức ăn cho qua ống thông cũng không vượt quá thể tích này.

Món súp là thức ăn phù hợp cho người bệnh đột quỵ, vừa dễ ăn vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh. Nguyên liệu dùng để nấu 1 lít súp xay gồm: 100g gạo, 100g thịt heo nạc hoặc thịt bò, 100g bí đỏ, 100g khoai lang, 20g dầu đậu nành (tương đương 4 muỗng cà phê),  2g muối , 100g giá đỗ.

Cách chế biến:

Cho các nguyên liệu trên vào 1,5 lít nước (để sau khi nấu xong còn 1 lít, tương đương 4 chén) và nấu mềm. Súp sau khi nấu phải đặc mới đạt yêu cầu.

Giá đỗ đem xay hoặc giã nhỏ lọc lấy nước sau đó đem súp xay nhuyễn rồi cho nước giá đỗ vào đun sôi lại để nguội ấm rồi bơm qua ống thông, trường hợp không dùng giá đỗ  cho 5 muỗng gạt men tiêu hóa (bột mộng xay nhỏ ) vào khi súp còn ấm nóng, khoảng 10 phút sau súp sẽ lỏng dần. Cuối cùng, lọc súp qua rây. Súp sau khi lọc sẽ lỏng và chảy tốt qua ống thông. 1 lít súp xay cung cấp 850kcal, 30g đạm, 30g chất béo và 120g chất bột đường (khi lọc qua rây chất đạm sẽ bị giảm do bị giữ lại trên rây).

1 lít súp xay có thể chia làm 3 đến 4 lần ăn. Phần súp chưa ăn cất ngăn mát tủ lạnh, khi ăn hâm nóng lại. Có thể thay gạo bằng bột gạo, khi đó nấu thịt và rau củ trước, xay nhuyễn rồi cho bột gạo vào rồi khuấy đều cho đến khi bột chín, sau đó cũng cho men  hoặc nước giá đỗ làm lỏng bột vào để làm lỏng bột.

Nên dùng thay đổi các loại thịt, cá, trứng và các loại rau củ. 50g thịt heo, thịt bò tương đương với 50g cá hoặc 1 trứng gà hoặc 2 lòng trắng trứng.

 Ngoài các bữa súp xay cho uống nước ép trái cây như cam, bưởi táo; nước xay sinh tố như chuối, xoài, đủ đủ, quả bơ xay lẫn sữa chua và sữa đậu nành bơm qua ống thông 2 – 3 lần/ngày mỗi lần 150 – 200ml.

Ths.BS Lê Thị Hải, nguyên Viện Dinh dưỡng QG

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top