Cụ bà 104 tuổi ở Phú Thọ khỏi đau lưng nhờ bơm cement sinh học

Cụ bà 104 tuổi bị chấn thương lún đốt sống, sau khi được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tiến hành phẫu thuật bơm cement sinh học đã có thể đứng lên đi lại bình thường.

Cụ N.T.N. (104 tuổi, ở Phù Ninh, Phú Thọ) vào viện trong tình trạng đau nhiều cột sống thắt lưng, hạn chế vận động, không ngồi hay đi lại được. Gia đình cho biết, trước đó cụ đã bị trượt chân ngã đập mông xuống nền cứng.

Qua thăm khám và thực hiện kiểm tra chuyên sâu, bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị lún đốt sống L1, L4 sau ngã trên người bệnh loãng xương nặng. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật bơm cement sinh học tạo hình thân đốt sống. Ca phẫu thuật bơm cement chỉ diễn ra trong 15 phút, người bệnh không phải gây mê toàn thân, chỉ cần gây tê tại chỗ.

Hình ảnh phim chụp của người bệnh cho thấy bị lún đốt sống L1, L4 - Ảnh: BVCC

Hình ảnh phim chụp của người bệnh cho thấy bị lún đốt sống L1, L4 - Ảnh: BVCC

Ngay sau bơm cement, người bệnh gần như hết đau hoàn toàn, có thể ngồi và đi lại bình thường. Hiện tại, người bệnh đã ổn định, được tư vấn điều trị loãng xương và được ra viện.

Bơm cement sinh học là một thủ thuật ít xâm lấn, giúp giảm đau nhanh chóng và mang lại hiệu quả điều trị cao. Bác sĩ sẽ tiêm một loại xi măng đặc biệt vào đốt sống bị xẹp, giúp ổn định và giảm áp lực lên các dây thần kinh.

Hình ảnh các bác sĩ đang thực hiện can thiệp bơm cement - Ảnh: BVCC

Hình ảnh các bác sĩ đang thực hiện can thiệp bơm cement - Ảnh: BVCC

Ưu điểm của phương pháp bơm cement sinh học: Giảm đau ngay lập tức thực hiện thủ thuật: đa số người bệnh hết đau hoàn toàn sau điều trị. Người bệnh di chuyển bình thường sau thủ thuật, nhờ đó tránh biến chứng viêm phổi, loét tì đè, thuyên tắc mạch chi dưới… do nằm lâu.

Người bệnh hoạt động tích cực nên giảm nguy cơ loãng xương, tổn thương những đốt sống khác. Đây là thủ thuật an toàn, ít biến chứng và hiệu quả cao. Thời gian nằm viện ngắn, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí điều trị cho người bệnh.

" Người cao tuổi nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh lý và điều trị sớm, bên cạnh đó, người cao tuổi nên có chế độ ăn uống đủ canxi và tập thể dục đều đặn.

Trong trường hợp bị đau lưng nhiều, ảnh hưởng đến vận động, các cụ nên đến bệnh viện điều trị sớm, tránh tâm lý sợ nằm viện, sợ phẫu thuật, sợ tuổi cao không thể điều trị được… vì bệnh để càng lâu càng nặng thêm và có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm." -Các bác sĩ cũng khuyến cáo

Theo Đời sống
Những ai nên hạn chế đi bộ?

Những ai nên hạn chế đi bộ?

Mặc dù đi bộ là an toàn và phù hợp với tất cả mọi người, nhưng những người có tình trạng bệnh lý hoặc hạn chế về thể chất nhất định nên đề phòng hoặc tránh đi bộ trong một số trường hợp nhất định.
back to top